Hiển thị các bài đăng có nhãn cam-nhan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cam-nhan. Hiển thị tất cả bài đăng

Phẩm chất nào để nhận diện và lựa chọn một người đi cùng ta?

Cho 1 đứa trẻ cấp 1 "con tự do làm những gì con thích đi", thì phần lớn chúng sẽ ôm điện thoại, ipad hoặc truyện tranh hoặc tivi ngay lập tức. Cho 1 học sinh trung học "con thoải mái làm những điều con thích đi" thì chúng sẽ đi chơi game, cà phê, chạy xe máy trên phố la hét, thậm chí hút thuốc và thử những cái chúng tò mò. Cho một sinh viên "hãy làm điều bạn thích" thì đại đa số sẽ chọn yêu đương bồ bịch, nhậu, ngủ, đi chơi, cà phê, mua sắm, lướt mạng,....chứ ít ai chọn ngồi giải những phương trình dài ngoằng, những cuốn giáo trình khô khan, những sách chuyên môn dày cộm, những buổi thiện nguyện vì cộng đồng. Bạn cứ nhớ lại đi, thời đi học, hôm nào được nghỉ vì thầy cô ốm bệnh là cả lớp mừng rỡ, vì được đi chơi, ít bạn tiếc 1 buổi không học. 

Với người non nớt, chưa có óc già dặn của sự trưởng thành "hãy làm điều bạn ưa thích" là cái bẫy của sự bất hạnh. Và với người hay nói những câu như "tôi ghét nhất là, tôi chúa ghét..." thì họ chắc chắn là nhóm người hành xử rất cảm tính, để cảm xúc chi phối nhiều. Nay yêu mai ghét, nay thích mai chán, nay ưa mai hết ưa...thì không có sự sâu sắc và đức tin vững vàng (nay tin mai hết tin gọi là mê tín, còn một người có đức tin trọn vẹn sẽ không thay đổi). 

Nếu cho một người chỉ làm "những thứ tôi đam mê" thì đời họ sẽ xoay tròn như 1 cái đèn cù quân. Bạn có thể nhìn thấy quanh bạn, rất nhiều người, tuổi đã lớn nhưng chẳng có thành tựu gì như họ muốn, dù họ có năng lực. 

Đam mê, với người non nớt, sẽ thay đổi xoành xoạch. Cấp 1 có khi ước mơ làm phi công nhưng lên cấp 2 lại muốn thành diễn viên ca sĩ, lên cấp 3 có khi muốn thành giáo viên giám đốc kỹ sư bác sĩ nhưng cuối cùng lại trở thành anh hùng bàn phím, sống ảo trên mạng bình luận dạo khắp nơi. Thấy người ta nói cái gì hay là mình vội vàng "đam mê", vài bữa lại hết. Thậm chí những đam mê thời thượng như đam mê khởi nghiệp, đam mê làm từ thiện....cũng chỉ là cảm giác hào hứng nhất thời chứ không phải là cái có thể theo đuổi lâu dài, với người hời hợt, không thật tâm. 

Đam mê là khái niệm chỉ dành cho người có đầu óc rất trưởng thành và nhận thức rất sâu, bản lĩnh rất vững, đức tin rất chân thành (gọi là người có tố chất).

Các bạn học sinh sinh viên nên đọc bài viết tuyệt hay này để biết mà chọn bạn mà chơi, khi ra đời thì biết chọn người hùn hạp làm ăn góp vốn cổ phần, về đời sống thì gái biết chọn chồng, trai biết chọn vợ. Lãnh đạo quản lý đọc để biết chọn nhân viên và người kế nghiệp. Gia đạo bất hạnh khi có 1 người chồng hoặc vợ vô trách nhiệm, một doanh nghiệp sẽ khó phát triển nếu nhận nhân viên kém trách nhiệm vào làm, tương tự một quốc gia sẽ khó hưng thịnh vì công dân thiếu ý thức trách nhiệm. 
PHẨM CHẤT vượt trội của mọi phẩm chất, cái cuối cùng để người ta chọn lựa chính là tính TRÁCH NHIỆM
Nguồn: Tony Buổi sáng: https://www.facebook.com/TonyBuoiSang/posts/520478252771286
Trích một câu chuyện của sư bà rất ngắn gọn nhưng xúc tích. Chị là người nhà quê hay rùm beng mỗi khi bực bội. Bỗng chị đổi khác dịu dàng như một tiên nữ. Chị giải thích: “Con chó ăn vụng, tôi giận quá đánh nó què cẳng. Tôi đi chợ về nó lết ra đón mừng. Con chó không giận người đã làm khổ nó. Con chó giàu lòng khoan dung, trung nghĩa có hậu. Tôi ráng học nó gắng tốt hơn nó vì mình là con người.” -Cố Ni Sư Hải Triều Âm
Em ơi đời mệt vãi Mà mình cứ phải cười Nên nhiều khi gượng gạo Nhìn giống hệt đười ươi . Ngày lăn ra kiếm sống Mang mặt nạ muôn màu Tối tìm về chân thật Đếch còn nhận ra nhau . Đời giống như vòng xoáy Thật giả cứ đan xen Nai lưng ra cày cuốc Cũng bởi chữ sang - hèn . Tiền là vuông giấy mỏng Mà thao túng đủ điều Chẳng còn gì “vô giá” Quan trọng là “bao nhiêu?” . Tình tưởng trân quý lắm Yêu mãi mãi, trọn đời Qua dăm mùa gió trở Tay đã vội buông lơi . Người tưởng thân thiết lắm Tình nghĩa chắc bền lâu Qua vài hôm trắc trở Quên hết mẹ buổi đầu . Em ơi đời mệt vãi Mà thay đổi được gì Lại nai lưng ra sống Ôm cái mệt và đi . (Phong Trần)
“Trên đời này có 3 việc : Việc của bản thân Việc của người khác Việc của ông trời. Chúng ta thường buồn phiền là do: quên mất việc bản thân, thích xen vào việc người khác và lo lắng về việc của ông trời. Muốn vui vẻ rất đơn giản, chỉ cần: Làm tốt việc của bản thân, đừng xen vào việc người khác và đừng nghĩ về việc của ông trời.”

Trống không

Có một người đi thuyền trên sông. Bỗng có một chiếc thuyền khác từ đâu trôi đến va mạnh vào mạn thuyền của ông ta. Ông hét lên, chửi mắng và giận dữ nói với người trên thuyền bên kia. Tất cả chỉ là sự im lặng đáp lại.

Thấy vậy, ông càng giận dữ hơn và càng lồng lộn lên tưởng chừng như sẽ xảy ra một cuộc ẩu đả lớn. Tiếng của ông hét vang như xé tan đi cái không khí thinh lặng từ thuyền bên kia vọng lại. Cứ thế và cứ thế, ông càng tức điên lên… Cho đến khi... Ông biết được rằng: Bên ấy, chỉ là một chiếc thuyền không người lái.

Lòng ông nguội dần, nguội dần và nguội dần. Sau đó, ông đã tự mình giải quyết tất cả mọi việc. Trả lại cho bầu trời, dòng sông, cảnh vật sự yên tĩnh và thanh bình.

Tất cả chỉ khác nhau ở chỗ: Thuyền bên kia có người lái hay không có người lái mà thôi!

Phải chăng, nếu chúng ta biết đem cái lòng trống không mà đối xử với cuộc đời thì chắc mọi việc sẽ nhẹ nhàng hơn.

Mẹ Chồng

"Tao đi từ Nam ra Bắc tao không thấy có đứa con dâu nào như mày."

"Con đi khắp cái gầm trời này cũng không có người mẹ chồng nào như mẹ."

"Tao thì làm sao?"

"Thế con thì làm sao?"

"Mày chả làm sao, mày là nhất. Đi ra ruộng thì đi luôn đi. Ban ngày thì mải đi chơi, tối tắt mặt trời đổ lúa vào xay. Làm việc không khoa học chỉ có nghèo suốt đời con ạ."

"Con nghèo thì mẹ cũng nghèo theo, nên đừng có mà trù ẻo."

Ngày nào bọn tôi cũng được nghe "dân ca và nhạc cổ truyền" miễn phí từ hai mẹ con nhà bà cụ Thao.

Cụ năm nay tám mươi tuổi rồi, con dâu cụ thì hơn bốn mươi tuổi. Nghe đâu bảo ngày xưa cụ sức yếu, sảy mấy lần mới sinh được chú Tự. Vì là con cầu tự nên bà chiều chú lắm, từ nhỏ tới lớn muốn gì được nấy. Ngày chú Tự cưới cô Tin bà cụ cũng chẳng thích lắm, vì cô Tin học hết cấp một là nghỉ rồi. Nhưng chú Tự kiên quyết nên cụ phải cắn răng tổ chức lễ cưới. Cưới xong cô Tin sinh liền tù tì ba đứa con gái, cụ cứ bĩu môi mãi là đồ không biết đẻ.

Cụ bảo cô Tin, liệu mà sinh thêm thằng cu nối dõi, kẻo lúc bố chúng nó đi gái lại ngồi mà khóc. Con gái là con người ta. Cô Tin nghe thế bực mình bảo, "con gái là con người ta, con dâu đích thực mẹ cha mua về, thế sao mẹ không đối xử tốt với con đi, con nào chả là con, con trai mẹ có ở nhà chăm mẹ đâu, toàn thân con hầu hạ." Bà cụ hừ một cái rõ dài rồi quay mặt vào tường, chẳng nói gì thêm.

Mỗi ngày đều nghe thấy mẹ chồng con dâu nhà cụ kẻ xướng người tùy, hay hơn cả xem kịch nói trên VTV1 mỗi tối thứ bảy. Hôm nào không thấy hai mẹ con cụ cãi nhau, là thấy xóm hiu hắt hẳn.

Có một sớm, tôi vừa cho kem đánh răng vào miệng, thấy bà cụ nhà bên hậm hực gào toáng lên:

"Tay tao bưng trầu, đầu tao đội lễ, tao rước mày về cái nhà này, chứ không phải con giun cái kiến nó tha mày về mà mày không biết lớn biết bé, đi không thưa về không gửi."

"Mẹ ngủ ngáy o o, đấm bảy ngày chả hự, con thưa gửi kiểu gì? Mà con đi bừa chứ đi đâu mà thưa với gửi, mẹ bớt bớt cái tính cổ hủ đi."

"A, tao cổ hủ, mày chê bà già này cổ hủ, để tao gọi chồng mày về xem nó có cho mày một trận không, mày dám chê mẹ nó à?!"

"Mẹ đi mà gọi, con chả ngán. Mẹ chửi xong rồi thì ra ăn bánh quấn đi không nguội."

"Tao không ăn."

"Không ăn tận trưa mới có cơm đấy, lát bọn trẻ về nó ăn hết lại chả kêu. Bà Tư bún làm riêng cho mẹ đấy."

"Hừ, cái con mụ Tư bún chỉ khéo mồm, bán thì đắt, mày chỉ khéo vẽ vời tốn tiền."

"Thế mẹ có ăn không?"

"Chả ăn thì sao?"

"..."

Tôi cười nuốt cả kem đánh răng.

Cả làng tôi đều biết bà cụ Thao là địa chủ hết thời, ai cũng sợ cụ. Ngày cụ còn trẻ còn khỏe, đanh đá nhất làng, chẳng ai dám động đến cụ. Thế mà không hiểu sao cô Tin chịu được những gần hai mươi năm. Nghe đâu ngày cô Tin mới về làm dâu, làm bà cụ tăng huyết áp mấy lần, cụ còn dọa thắt cổ tự tử. Thế là cô cắt ngay cái màn tuyn, nối thành cái dây dài treo thòng lòng từ nóc nhà xuống, rồi bảo cụ leo lên. Cụ tức quá chửi ầm lên, nói cô muốn giết cụ. Cô phì cười bảo là cụ tự muốn chết, nếu không muốn chết thì xuống bếp ăn cháo cá đi không nguội nó tanh. Cụ chọn cháo cá. Vừa ăn vừa hừ, hừ, hừ.

Chú Tự đi làm xây dựng mãi dưới Quảng Ninh, một năm chẳng về được mấy lần. Bà cụ tuổi già hay ốm, hay nũng, hay giận. Chỉ có cô Tin mới trị được cụ. Mỗi lần hàng xóm nói cô khổ, vớ được mẹ chồng ghê gớm, cô cười hi ha, "người già với trẻ con là một, dỗ dành một tí là ngoan như bống ấy mà." Ban đầu mọi người nghĩ cô khôn khéo ý tứ, cho là cô ba phải, sau rồi phát hiện ra cô chẳng bao giờ đi nói xấu mẹ chồng ở bất cứ đâu. Thành ra mỗi ngày thấy mẹ con cô "hát tuồng", ai cũng dỏng tai lên nghe rồi đem đi buôn bán trong những vụ dưa lê ngoài ruộng. Mà bà cụ gắt gỏng là thế, nhưng đi đâu cũng một câu con Tin nhà tôi, hai câu con Tin nhà tôi. Sau hàng xóm cũng quen, lại nghĩ chắc cô Tin và bà cụ kiếp trước là nghiệt duyên, kiếp này phải trả nợ, cả đời dính vào nhau.

Hàng ngày hai người tranh chấp toàn chuyện lông gà vỏ tỏi. Từ việc hát ru con tới việc tắm cho lợn, mà cuối cùng toàn bà cụ thua. Vừa ăn vừa thua, vừa phơi lưng cho con dâu bóp thuốc vừa lầm bầm chửi biết thế ngày xưa tao ép thằng Tự lấy đứa nhiều chữ hơn. Học nhiều nó mới ngoan. Cô Tin cười ha hả, làm gì có ai nhiều chữ bằng mẹ, văn thơ mẹ cả cái chuồng trâu nhà mình chứa không hết.

"Cha tiên sư bố mày..."

Một hôm, cô Tin cuống lên đi tìm bà cụ. Chả là không biết bà cụ nghe ai nói chú Tự có bồ. Thế là cụ bỏ ăn, nằm liệt hai ngày. Cô Tin gọi chú Tự về gấp, chú bảo bận chưa về được. Sáng hôm sau cô đi chợ, về thì không thấy cụ đâu. Cô tìm nhà trên xóm dưới, rồi hoảng hốt chạy ra ao, ra giếng, không thấy bóng người. Cô cuống lên gọi điện thoại, "mẹ anh chết rồi anh có về không hả? Không thấy mẹ anh đâu, anh về ngay còn kịp tìm xác."

Chú Tự về nhanh như một cơn gió, bốn giờ chiều đã có mặt ở nhà, hàng xóm hỗ trợ tìm cụ từ trưa không nghỉ. Thấy chú về cô khóc toáng lên, đánh chú thùm thụp, miệng liên tục sao giờ anh mới về, không thấy mẹ đâu cả, không thấy mẹ đâu cả. Thiu hết cả bánh giò rồi.

"Mới có từ trưa thiu thế nào được?"

Cả nhà: "..."

Không biết cụ chui từ đâu ra, cả người lấm lem. Cô Tin nín bặt cả khóc. Cả xóm trắng mắt. Ai nấy đều thở phào. Chưa kịp phào xong thì cụ ngã lăn quay ra đất, mọi người lại tán loạn đưa cụ đi trạm xá cấp cứu. Bác sĩ bảo cụ bị tụt huyết áp do quá đói. Rồi bác sĩ nguýt cô Tin một cái rõ dài, "đúng là một mẹ nuôi được mười con chứ mười con không nuôi nổi một mẹ."

Cô Tin: "..."

Truyền được nửa chai đường thì bà cụ tỉnh lại, thấy con dâu khóc thút thít cụ xì mặt ra: "mày định khóc bây giờ cho đủ để lúc tao chết mày không khóc nữa phải không?"

Cô Tin: "..."

"Bánh giò có mang theo không?"

Cô Tin: "..."

"Biết ngay mà, chỉ có giả bộ thảo hiền là giỏi."

Chú Tự, cô Tin: "..."

Có mẹ chồng giỏi ăn nói nó khổ thế đấy.

Cô hỏi cụ, mẹ trốn ở đâu cả ngày mà tìm mãi không thấy. Bà cụ hừ một cái, trốn trên cái hố mối bãi chè sau nhà chứ đâu. Mày cứ động tí là đầu óc lú lẫn, bã đậu.

"..."

Trưa hôm sau bà cụ được về nhà. Sau khi ăn xong bát cháo gà tần thuốc bắc, cụ gõ cái gậy xuống đất, bắt chú Tự quỳ xuống trước bàn thờ ông cụ Thao. Chưa kịp nói gì cụ đã phang túi bụi.

"Con chó có đuôi, con người có ý thức. Vợ anh ở nhà bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, để anh ra ngoài ăn chơi đàng điếm hả?"

"Con không có."

"Tôi quản anh có hay không hả? Tôi là tôi biết hết, anh chê tôi già mắt kém anh định qua mặt tôi phỏng? Đường đường là thằng đàn ông, văn chương chữ nghĩa bề bề, thần l... nó ám thì mê mặc lòng. Tôi nói anh biết, nhà tôi chỉ có mình con Tin được có tên trong gia phả. Mấy con yêu tinh quạ cái kia đừng hòng bước chân vào. Anh khôn hồn thì biết đường mà về nhà hối lỗi với vợ con. Tôi chỉ có ba đứa cháu, tôi không cần cháu trai, anh thích đi kiếm con hoang con ở thì cút khỏi cái nhà này. Hừ, hừ, hừ."

Sợ bà cụ tăng huyết áp, cô Tin đuổi chú ra nhà ngoài, tối đó cô ngủ cùng bà. Sáng hôm sau cô bảo chú: "mẹ bảo tay mẹ bưng trầu đầu mẹ đội lễ mẹ rước tôi về, nên nhà này của tôi. Anh cứ chọn đi, bà cụ chả sống được mấy nữa, bà chỉ có mình anh, anh sống sao thì sống."

Nửa tháng sau người ta thấy chú Tự xách ba lô về, sau đó đi theo mấy ông thợ cả ở làng nhận mấy công trình nhà văn hóa thôn bản.

Còn bà cụ và cô Tin ở nhà vẫn cất bài ca đi cùng năm tháng.

"Thế gian được vợ hỏng chồng. Nhà mày thì hỏng cả ông lẫn bà."

"Không phải đều là con mẹ à?"

"Tao mà đẻ ra cái loại chúng bay à?"

"Thế chồng con chui ra từ cái lỗ nẻ nào?"

"Cái loại rạch giời rơi xuống chứ sao."

"Rồi rồi, con thần con thánh, sét đánh không chết. Mẹ ngồi im con kỳ lưng, trơn là ngã gẫy cổ bây giờ."

"Hừ. Hừ. Hừ." 

Nguồn: FB Suri Phương Anh

Hãy quý trọng người thường xuyên chửi bạn

Hãy quý trọng người thường xuyên chửi bạn, bởi vì:
1. Đó là người chấp nhận những điều xấu xa nhất trong bạn
2. Đó là người khiến cho bạn lúc nào cũng phải cố mãi cố nữa
3. Đó là người cho bạn biết thế nào là sai thế nào là đúng
4. Đó là người vực bạn dậy những lúc bạn khó khăn nhất
5. Đó là người thật tâm muốn bạn tốt hơn
6. Đó là người giúp bạn không màng lợi lộc gì
Đấy, bởi thế bạn nên có một người mà chịu chửi mình trong đời đi. Trong cuộc sống tấp nập, hiếm lắm mới có người thật tâm mong bạn đi từ sai đến đúng. Hãy trân trọng họ.
(T.S Lê Thẩm Dương)
1. Đừng cho mình tuổi trẻ tài cao, giỏi trò vặt vãnh qua mặt người đời, nhất là tiền bối.

Người ta dư sức hiểu sắp đặt của mình, người ta cũng không bao giờ dốc sức, chủ động trợ giúp nếu người trẻ nào đó có kiểu sống ăn xổi ở thì, không thật thà, nịnh bợ, khoa trương. Người ta dư sức biết được làm việc, làm ăn cùng kẻ cơ hội thì kết quả không tốt đẹp.

2. Đặt mục tiêu cuộc sống là tiền thì dù làm chủ thành công hay làm thuê thì 80% áp lực đến từ đồng tiền và không bao giờ thỏa mãn được.

3. Cuộc sống, công việc mình thế nào là do cách mình chọn môi trường làm việc và thể hiện bản thân.

Đạo đức giả, trọng vật chất, ham danh lợi nhất thời thì cũng sẽ làm bạn, giao du với những người tương tự.

Mình sống không tử tế với đời, với người thì đừng trách đời bạc bẽo, phũ phàng. Chưa từng thấy ai sống mà coi thường, khinh rẻ gia đình mà có cuộc sống tốt đẹp, thư thái dù làm quan to hay có doanh nghiệp lớn.

4. Sống cư xử hữu lễ, tôn trọng với người già lẫn trẻ nhỏ, có uy tín và đạo đức.

Tác phong làm việc, ứng xử hàng ngày với mọi người công minh thì nhận được sự tôn trọng từ bạn bè, kính nể từ gia đình, lòng tin từ lãnh đạo, đối tác.

Cơ hội việc làm tốt, cơ hội thăng tiến sẽ đến rất nhẹ nhàng mà chẳng cần phải dốc tâm giành giật, thủ đoạn với ai cả.

1. Hiện tượng ngồi máy bay

Quan sát những du khách khoảng 30-40 tuổi bạn sẽ thấy, những du khách ở khoang hạng nhất luôn luôn đọc sách, khoang thương gia đa số là xem tạp chí hoặc dùng laptop làm việc, khoang phổ thông chủ yếu là đọc báo, xem phim, chơi điện tử hoặc nói chuyện.

Tại sân bay, người trong các phòng chờ vip đa số sẽ đọc sách, nhưng trong các phòng chờ phổ thông đều dùng điện thoại.

Chính thói quen làm nên vị trí của mỗi người chúng ta!

2. Hiện tượng bao tỏi

Một thương nhân đem hai bao tỏi đến một nơi mà người dân chưa từng nhìn thấy tỏi, họ vô cùng thích thú. Thế là người thương nhân kiếm được hai túi vàng.

Một thương nhân khác nghe nói vậy liền đem hai bao hành tây đến đó, người dân ở đó nhìn thấy hành tây càng thích thú hơn. Họ nghĩ dùng vàng không thể biểu đạt hết được tình cảm của họ dành cho thương nhân, thế là họ đem hai bao tỏi quý giá tặng cho thương nhân đó.

Tuy chỉ là câu chuyện phiếm nhưng thực ra trong cuộc sống cũng như vậy. Người biết nắm bắt trước cơ hội sẽ nắm vàng, người bước theo có thể sẽ nhận tỏi! Phần thưởng thuộc về người biết: Đi trước một bước!

3. Hiện tượng trộm rượu

Có người mua được một thùng rượu ngon để trong sân. Đến ngày hôm sau rượu chỉ còn 4/5, anh ta liền dán lên thùng rượu bốn chữ: Không được trộm rượu. Ngày hôm sau, rượu lại vơi đi 2/5, anh ta lại dán chữ: Trộm rượu phạt nặng. Đến ngày thứ 3, rượu vẫn bị trộm. Thế là anh ta dán ba chữ: Thùng nước tiểu, xem ai còn dám uống nữa không. Ngày thứ 4, anh ta nhìn thùng rượu mếu máo. Thùng đầy rồi. Nhưng đầy nước tiểu.

… Câu chuyện vẫn chưa hết. Đến ngày thứ 5, anh ta lại dán bốn chữ “không được trộm rượu” lên thùng. Ngày hôm đó, rất nhiều người cùng khóc!

Nguyên tắc tâm lý là, càng cấm người ta càng làm, vì bản chất chúng ta là tò mò. Về mặt luật hấp dẫn, thì luật không phân biệt cấm hay không cấm, chỉ cần có từ khóa “trộm rượu” thì rượu chắc chắn sẽ bị trộm!

4. Hiện tượng phân khúc thị trường

Đối với người giàu có, họ sợ sản phẩm không an toàn, sợ không có địa vị, sợ mất thể diện, sợ không tốt bằng người khác.

Đối với người nghèo, họ muốn giá rẻ,muốn quà tặng, muốn giảm giá, muốn tính toán với người khác,muốn tiết kiệm càng nhiều càng tốt.

Sự khác biệt trong suy nghĩ của hai nhóm người khác nhau trong marketing gọi là “Phân khúc thị trường”.

Nếu bán cho người giàu, đừng lạm dụng chuyện giảm giá, nếu bán cho người nghèo, đừng quên quà tặng. Việc bạn bán hàng cho phân khúc nào thì phải áp dụng chiến lược đó!

5. Hiện tượng 500 USD.

Một ông chủ đến ngân hàng trên phố Wall vay 500 USD, vay trong hai tuần. Ngân hàng cho vay nhất định phải có thế chấp, ông ta dùng chiếc xe Rolls-Royce đỗ trước cửa làm vật thế chấp.

Nhân viên ngân hàng đưa xe của ông ta vào kho xe và đưa cho ông ta vay đồng tệ. Hai tuần sau, ông ta đến ngân hàng trả tiền, tiền lãi chỉ có 15 USD.

Nhân viên ngân hàng phát hiện trong tài khoản của ông ta có mấy trăm vạn, liền hỏi tại sao ông ta lại muốn vay tiền. Ông ta nói: “Phí gửi xe hai tuần 15 USD, ở phố Wall này không tìm đâu ra được".

Con vật hơn nhau ở sức mạnh cơ bắp, con người hơn nhau là ở cái đầu.

6. Hiện tượng 80/20

Bowling có 10 chai, nếu như bạn ném đổ 9 chai, bạn sẽ đạt được 90 điểm; Nếu như mỗi lần bạn ném đổ cả 10 chai, kết quả bạn sẽ được 240 điểm.

80% phần thưởng trong cuộc sống này dành cho 20% những người xuất sắc nhất.

Từ tốt đến vĩ đại là một khoảng cách dài, nếu được hãy trở nên vĩ đại.

7. Hiên tượng bán trà.

Trương Tam luôn thích uống loại trà 20 tệ. Mỗi lần Trương Tam mua trà ở tiệm mới mở, ông chủ đều tặng anh nửa lạng trà ngon.

Trương Tam dùng trà ngon để tiếp khách. Một hôm rảnh rỗi ngồi pha trà liền thử một ngụm trà ngon. Uống xong cốc trà ngon miễn phí, Trương Tam liền không muốn loại 20 tệ nữa.

Đặc biệt là, cho dù anh ta mua trà đắt như thế nào, ông chủ đều tặng nửa lạng trà ngon hơn. Trong vòng nửa năm, tiền Trương Tam mua trà gấp 10 lần trước đây.

Khi bạn bán trà, nhớ tặng thêm trà, nhưng phải ngon hơn!

8. Hiện tượng thương hiệu

Giá gốc của Hermes chỉ có 400-600 tệ, bán thành 6 vạn. Các ông chủ vẫn đổ xô vào mua hàng. Thương hiệu là cái gì? Thêm một số 0 vào giá gốc chính là thương hiệu. Thêm hai số 0 vào giá gốc được gọi là hàng xa xỉ. Muốn thêm bao nhiêu số 0 vào giá gốc thì thêm đó gọi là di sản

CHUYỆN CƯ XỬ


1. Cư xử với người già thì nên lễ phép


2. Cư xử với trẻ nhỏ thì nên vui vẻ nhưng cũng cần nghiêm khắc


3. Cư xử với cha mẹ thì nên hiếu thuận, đừng có cãi cha mẹ chem chẻm cái miệng ra mà lại ngọt ngào nhẹ nhàng với người ngoài.


4. Cư xử với người mình không thích, vẫn cứ giữ những chuẩn mực. Mình không khoái người ta không có nghĩa là mình phải chửi bới hay xông vào đấm đá liên hồi. Như thế, mình lại thành kẻ vô văn hóa


5. Cư xử với người lợi dụng mình, tốt nhất là nên từ chối rõ ràng. Để người ta lợi dụng 1 lần là lỗi của họ, để họ lợi dụng lần thứ 2 thì đó là lỗi của bạn.


6. Cư xử với với người lừa dối mình thì tuân thủ nguyên tắc "nước sông không phạm nước giếng". Ok, tôi có thể rất yêu quý anh, rất thương anh, dành hết những điều tốt đẹp cho anh, nhưng, một khi anh lừa dối thì chúng ta tạm biệt nhau mãi mãi.


7. Cư xử với người tọc mạch, tò mò thì hãy dành cho họ một nụ cười hoa hậu thân thiện. Im lặng không hé môi nửa lời, càng kể người ta càng dễ thêu dệt câu chuyện của ta.


8. Cư xử với người mình thương hết lòng nhưng không thương mình, tôi khuyên bạn nên search Google, tìm định nghĩa của từ "Buông". Buông không xong thì chỉ mình bạn nhận đau khổ thôi!


9. Cư xử lúc cáu giận thì đừng có dồ lên rồi chửi bới tầm bậy tầm bạ. Đó không phải cách giải quyết của người khôn ngoan. Nóng giận thì tốt nhất ngậm miệng lại, chứ nóng giận mà tổn thương người khác thì việc còn hỏng bét hơn!

Đối với những sự việc xảy tới trong đời, tôi khuyên bạn luôn giữ một tâm thế bình tĩnh. Nghĩ đơn giản thôi, khó quá thì mackeno!

Nguồn: Sưu tầm

VÙNG ĐỆM AN TOÀN

(01) Đúng hẹn

Người Nhật có thói quen rất đúng hẹn. “Đúng hẹn” với họ có nghĩa là đến sớm hơn 10-15 phút chứ không phải đến đúng y như thời gian hẹn. 15 phút đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó bảo đảm an toàn cho bất trắc có thể xảy ra. Nhỡ đâu trên đường đi, xe bạn hư, hoặc đường tắc, hoặc bạn quên một thứ gì đó phải quay lại lấy. Đó là những lúc hữu sự. Còn nếu đường đi suôn sẻ, bạn tới nơi sớm 15 phút, bạn có thể ngồi xuống uống một tách trà, nghỉ ngơi cho nhịp tim đập ổn định lại vì phải di chuyển đường xa hoặc có thể đi vệ sinh cho thoải mái nếu cấp bách. Sau 15 phút, ta hoàn toàn sẵn sàng, có mặt trọn vẹn cho buổi họp, gặp gỡ mà không phải hớt ha hớt hải, thần thái ta ổn định và tất nhiên, chuyên nghiệp hơn nhiều so với một người tất tả sợ trễ giờ. Nhiều bạn viện cớ, xung quanh mọi người đều xài giờ dây thun cả, chỉ một mình mình đúng giờ thì có kỳ cục không? Thế chẳng lẽ mọi người đều xấu thì ta cũng phải xấu sao? Theo kinh nghiệm của mình, mình cứ đúng giờ. Năm lần, mười lần, hai chục lần, thế nào họ cũng sẽ nhận ra. Chắc phải còn chút liêm sỉ sót lại chứ. Trong thời gian chờ mọi người đến trễ, mình có thể lấy sách ra đọc (mình luôn mang theo 1 quyển sách bên người phòng khi những trường hợp như vậy). Mình cứ tốt trước rồi xung quanh dần sẽ tốt lên, không việc gì phải rối!


(02) Nhảy việc

Có một nguyên tắc khi đi làm chắc ai cũng biết, khi vì lý do nào đó bạn cần chuyển việc, thì bạn phải nắm chắc rằng công việc mới đã có trong tay thì mới từ từ rời bỏ việc cũ (trừ khi mình làm gì đó tày trời nên bị sếp đuổi hehe). Như một con khỉ chuyền cành, chỉ khi nào tay trái của nó nắm được cành cây tiếp theo thì tay phải mới buông cành cây cũ. Việc lơ lững giữa không trung, không tay nào bám vào cành cây sẽ đưa bản thân vào khả năng nguy hiểm cao. Có thể bạn sẽ bám được vào một cành cây cổ thụ khác (nếu may mắn và liều lĩnh) nhưng cũng không loại trừ khả năng bạn đánh giá quá cao khả năng phóng của mình, hoặc bạn đánh giá quá thấp cành cây kia. Lúc đó, “rơi tự do” là một trải nghiệm đau đớn mà không ai muốn cả.

 

(03) Tích trữ củi cho mùa đông

Đâu ai biết trước được ngày mai chuyện gì sẽ xảy ra, ví dụ rõ ràng nhất là đại dịch corona virus hiện tại. Nhà nhà thiếu thốn, người người mất việc, các công ty tuyên bố phá sản hàng loạt. Nếu ai cũng có sự chuẩn bị trước phòng khi bất trắc thì sẽ vượt qua khó khăn nhẹ nhàng hơn. Một khoản tiết kiệm phòng rủi ro cho cuộc sống, cho kinh doanh là không bao giờ thừa. Nếu chúng ta chưa có, sau đại dịch này chúng ta nên bắt đầu là vừa. Nhưng vẫn có những thứ dù có tiền vẫn không cứu vãn được, ví dụ như bệnh nan y hay tai nạn giao thông. Cái gì nằm ngoài tầm kiểm soát, con người hay gán cho nó một cái tên là số phận. Để giảm thiểu rủi ro dạng này, chỉ có cách là lập công bồi đức. Phật giáo tin vào nghiệp báo, mỗi người bước vào đời với một gia tài khác nhau, có người giàu kẻ nghèo, người khoẻ mạnh, kẻ ốm yếu. Tất cả là do nghiệp chúng ta gây nên từ vô thỉ kiếp trước. Vận xui là do nghiệp lúc hội đủ duyên mà kéo đến và biểu hiện. Nên chi bằng, hãy nghĩ thiện, làm thiện, giúp người khi có thể, để lúc chúng ta đi ngang một ổ voi, công đức tích luỹ sẽ san phẳng bớt cái ổ voi thành ổ gà. Tuy có sốc một chút nhưng vẫn bình an mà đi tiếp.

 

(04) Sự chia lìa

Một cô bé khoảng 7-8 tuổi người Mỹ, trong một khoá tu dành cho các bé thiếu nhi, đã hỏi thiền sư Nhất Hạnh như sau: “Con có một con chó nhỏ. Nhưng không may nó đã qua đời. Con buồn quá sư ông ơi, làm sao cho con hết buồn đây?” Sư Ông trả lời: “Con hãy nhìn vào đám mây. Đám mây có đó nhưng một lúc sau ta không nhìn thấy nó nữa. Mây không chết, mà mây biến thành mưa, mưa biến thành dòng sông, dòng suối, thành nước trà mà ta uống. Khi con uống trà, con sẽ thấy đám mây trong đó và con gửi lời chào: “Chào mây, em đó hả, em có khoẻ không?”. Và chú chó của con cũng vậy.” Thật ra, con người và thế giới có một sự gắn kết chặt chẽ, không tách rời. Nhưng do trí óc bé nhỏ, loài người nghĩ họ cô đơn. Chính sự vô minh (ignorance) này tạo ra nhiều khái niệm mới như sinh tử, chia lìa…trong khi bản chất của chúng ta là vô sinh, bất diệt thì cớ gì phải buồn đau khi một ai đó vừa chuyển từ một hình thái này sang hình thái khác? Đó là sự thật, nói thì dễ nhưng để đến được với nó, là một với nó thì cần một sự học tập, tu sửa rất lớn. Đâu ai biết được vô thường sẽ đến lúc nào. Một sáng thức dậy, người này ra đi, người kia khuất núi, nếu không mau lĩnh ngộ được sự “vô sinh, bất diệt” này, ta sẽ rất khổ sở khi đối mặt với nó, một nỗi đau vô cùng tận cho người đi lẫn kẻ ở lại.
Nguồn: Tâm Bùi - Founder tại Tam Bui Photography

 Người có thể thành công là người mỗi lần vấp ngã, không chỉ có thể đứng dậy, mà vẫn có thể kiên trì tiếp tục bước đi.

Trong cuộc sống không nên so sánh, một người lái chiếc xe Mercedes-Benz giá 4 tỷ, nhưng họ có thể vay ngân hàng tới 20 tỷ, cuộc sống của họ thực sự đang rất khốn đốn.
Một người đi chiếc xe Volkswagen 500 triệu, nhưng họ có thể đang nợ ngân hàng tới 2 tỷ đồng, cũng đang ở trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng.
Một người đi chiếc xe đạp điện 6 triệu, nhưng họ vẫn có 60 triệu gửi ngân hàng. Họ sống một cuộc sống an nhàn.
Lúc 3 người gặp nhau ở trên đường, người đi xe đạp điện ngưỡng mộ người lái xe Volkswagen, người lái xe Volkswagen ngưỡng mộ người lái xe Mercedes-Benz, người lái xe Mercedes-Benz lại mong muốn có được cuộc sống như người đi xe đạp điện.
Đây chính là thực tại trong xã hội, ai cũng có thể trở thành nô lệ của đồng tiền, nô lệ của cuộc sống!
Mèo thích ăn cá, nhưng mèo lại không biết bơi. Cá thích ăn giun, nhưng cá lại không thể lên bờ. Thượng đế mang đến cho bạn rất nhiều thứ hấp dẫn, nhưng lại không cho bạn dễ dàng đạt được nó. Nhưng, cũng không thể cứ đổ máu thì kêu đau, sợ tối thì bật điện, nhớ nhung thì liên lạc, ngày hôm nay với bạn là chuyện lớn, nhưng có thể ngày hôm sau lại là chuyện nhỏ. Cuộc đời giống như cây bồ công anh, nhìn có vẻ tự do, nhưng kỳ thực lại là thân bất do kỷ.
Trên thế giới này ngoại trừ bạn ra, thì không có ai có thể thực sự giúp đỡ bạn, nếu có giúp thì cũng chỉ là tạm thời. Rất nhiều người đã từng nếm thử “trứng luộc trong nước trà”, vỏ trứng nứt càng nhiều, thì trứng ăn càng ngon miệng. Tương tự như vậy, trong cuộc sống trải nhiệm càng nhiều, trắc trở càng nhiều thì sẽ càng có hương vị. Trứng gà bị vỡ do tác động từ bên ngoài là đồ ăn, bị vỡ do tác động từ bên trong thì chính là sinh mệnh. Cuộc sống cũng vậy, làm vỡ từ bên ngoài là áp lực, làm vỡ từ bên trong chính là trưởng thành.
Nếu bạn chờ người khác làm vỡ bạn từ bên ngoài, thì nhất định bạn sẽ là món ăn của người khác; nếu bạn có thể đánh vỡ chính mình từ bên trong, như vậy bạn sẽ thấy rằng mình đã thực sự trưởng thành, cũng giống như là được tái sinh.
Nhìn thấy một con bướm đang giãy giụa muốn thoát ra khỏi cái kén, có người hảo tâm giúp nó thoát ra. Nhưng không ngờ rằng, sau khi con bướm thoát ra ngoài, nó lại không thể duỗi đôi cánh ra được, và cuối cùng thiệt mạng.
Giãy giụa chính là điều con bướm cần làm để trưởng thành, lúc đó bạn giúp nó thoải mái, nhưng sau này nó sẽ không có đủ sức mạnh để đối mặt với những thử thách sẽ phải gặp trong cuộc đời.
Nếu bạn muốn hóa thân thành con bướm, thì bạn phải chịu đựng được nỗi khổ của quá trình giãy giụa ở trong kén, vậy thì mới có thể dang cánh bay cao được.
Trong cả cuộc đời, bạn phải tôn trọng bao nhiêu người, thì sẽ có bấy nhiêu người tôn trọng bạn.
Bạn tin tưởng bao nhiêu người thì sẽ có bấy nhiêu người tin tưởng bạn.
Bạn có thể giúp bao nhiêu người thành công, thì sẽ có bấy nhiêu người giúp bạn thành công!
Trên thế giới này, người giàu có nhất, thường là người vấp ngã nhiều nhất. Người có thể thành công là người mỗi lần vấp ngã, không chỉ có thể đứng dậy, mà vẫn có thể kiên trì tiếp tục bước đi.

Nghe Vô Lý Nhưng Rất Thuyết Phục: Cách Hủy Hoại Một Con Người Tốt Nhất Là Để Họ Sống Theo Cách Mà Họ “Thích”


1. 

Gần đây tôi có gặp một ứng viên đến xin việc, cô ấy nói rằng nếu sẽ rất khó làm tốt công việc nếu không thích, vì vậy cô ấy muốn làm việc mình thích. Khi hỏi trước đây cô ấy làm nghề gì, cô ấy nói cô ấy là một giáo viên dạy yoga.

- "Bạn không thích việc đó à?"

- "Lúc đầu thích, nhưng lâu dần không thích nữa".

Khi hỏi bây giờ thích gì, cô ấy nói rằng cô ấy thích làm công việc marketing. Cô ấy nói mình đã tham gia rất nhiều lớp học trực tuyến, cũng đã học hết những quyển sách giáo trình khó nhằn khô khan. Và thế là tôi cho cô ấy vào bộ phận marketing thử việc. Thế nhưng thời gian thử việc còn chưa hết, cô ấy đã xin nghỉ.

Cô ấy cho rằng mình đã học được rất nhiều kiến thức nhưng thực ra tất cả chỉ là lý thuyết đến khi bắt tay vào làm mới biết không hề đơn giản như vậy. Khi rời đi, cô ấy nói với một nhân viên khác: "Tôi vẫn phải tìm một công việc mà tôi thích, và tôi không thể làm những việc tôi không thích." Cô ấy mới 24 tuổi, tôi thực sự muốn nói với cô ấy rằng nếu bạn không có năng lực làm những việc mình không thích, thì sự thích mà bạn nói sẽ trở thành cái cớ cho kẻ yếu.

Người mạnh nói kiên trì, kẻ yếu nói yêu thích. Một câu không thích để gạt bỏ tất cả sự không cố gắng, không hành động và không kiên trì. Làm tốt một việc dù là việc nhỏ như giảm cân giữ dáng hay việc lớn như kiếm tiền nuôi gia đình thì không thể chỉ dựa vào hứng thú, yêu thích, mà còn dựa vào sự chuyên nghiệp, niềm tin và sự kiên trì.

2.

Những người luôn miệng nói thích, chưa làm gì đã muốn sống theo cách mình thích, tôi thật sự khâm phục những người chưa nếm mùi đời như vậy. Nhưng một người như vậy, chúng ta vẫn nên tránh xa. Bởi vì họ không chỉ không có chút thành tựu gì, mà còn chuyên gia đào hố đồng đội. Nói dễ nghe thì là văn nhân, không màng tất cả sống theo cách mình thích; Nói khó nghe thì là cảm tính và thiếu trách nhiệm.

Bạn tôi có mở một quán cà phê. Trong ngành này, có rất nhiều người làm vì thích nhưng lại không có trách nhiệm. Bạn tôi bỏ ra mấy trăm triệu để mở quán và tìm một người hợp tác. Người đó rất thích pha cà phê, mở một quán cà phê luôn là ước mơ của cô ấy. Nghe rất hoàn hảo phải không? Nhưng những người khởi nghiệp vì ước mơ, làm việc vì yêu thích về cơ bản đều không đáng tin cậy, chỉ cần nhớ điều này, bạn có thể tránh được 99% cạm bẫy của cuộc đời.

Quán cà phê của bạn tôi mở chưa đầy nửa năm, vì sự tùy hứng của người hợp tác mà vốn đã dần cạn. Tháng 4 và tháng 5 là mùa cao điểm kinh doanh nhưng người hợp tác muốn đi du lịch, đi liền 20 ngày. Bạn tôi nói với cô ấy: "Chờ đến tháng 7 đi được không? Đi chỗ nào em thích cũng được. Bây giờ khó khăn lắm quán mới bán được em đi thì quán làm thế nào?" Cô ấy nói: "Không, em không thể từ bỏ điều em thích chỉ vì công việc."

Ban đầu, khi mới mở quán, chẳng phải bạn đã nói mở một quán cà phê là việc bạn yêu thích sao...


3.

Thích không thể biến thành niềm tin, nó chỉ là cái cớ cho việc bạn đứng núi này trông núi khác, có mới nới cũ mà thôi. Kẻ ấu trĩ nói thích, người chín chắn nói trách nhiệm. Muốn làm tốt một việc thì phải có 10% thích + 90% trách nhiệm. Thành công như hình xoắn ốc ngày càng lên cao giữa thích và chán, cảm giác thành tựu tăng lên giúp chúng ta chống lại sự phiền chán, mất hứng, đưa chúng ta đến bến bờ hy vọng. Khi phiền chán vừa ập đến người quá coi trọng việc thích hay không thích sẽ lựa chọn thay đổi. Và thế là, họ nhảy hết việc này đến việc khác, đến khi kiệt sức, họ vẫn chỉ có thể đứng dưới chân núi ngắm nhìn cảnh vật.

William Somerset Maugham nói: "Để tâm hồn được yên tĩnh, tốt nhất mọi người nên làm hai việc mà mình không thích mỗi ngày". Vì vậy khi làm việc đừng để bản thân chỉ vì sự chán nản nhất thời mà đưa ra những quyết định sai lầm.

Thích không phải chuyện xấu. Nhưng đã thích rồi, đã chọn rồi thì phải kiên trì, phải có trách nhiệm.

Chúc bạn thành công!

Ba câu chuyện để bắt đầu:

  1. Nokia từ chối Android
  2. Yahoo từ chối Google
  3. Kodak từ chối máy ảnh kỹ thuật số

Những bài học:

  1. Chấp nhận rủi ro
  2. Nắm bắt sự thay đổi
  3. Nếu bạn từ chối thay đổi theo thời gian, bạn sẽ bị khuất phục

Hai câu chuyện nữa:

  1. Facebook tiếp quản WhatsApp và Instagram
  2. Grab tiếp quản Uber tại Đông Nam Á

Những bài học:

  1. Trở nên mạnh mẽ đến mức đối thủ trở thành đồng minh của bạn
  2. Đạt được vị trí cao nhất và sau đó loại bỏ đối thủ
  3. Tiếp tục đổi mới

Hai câu chuyện nữa:

  1. Đại tá Sanders thành lập KFC ở tuổi 65
  2. Jack Ma, người không thể kiếm được việc làm ở KFC, thành lập Alibaba và nghỉ hưu ở tuổi 55

Những bài học:

  1. Tuổi tác chỉ là một con số
  2. Chỉ những ai tiếp tục cố gắng mới thành công

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng:

Lamborghini được thành lập do sự trả thù của một chủ sở hữu máy kéo bị Enzo Ferrari, người sáng lập Ferrari, xúc phạm

Những bài học:

  • Đừng bao giờ đánh giá thấp bất cứ ai!
  • Chỉ cần tiếp tục làm việc chăm chỉ
  • Đầu tư thời gian của bạn một cách khôn ngoan
  • Đừng sợ thất bại

HÃY NÂNG CẤP CHÍNH MÌNH

Hồi xưa có ai từng chạy xe kiểu này?

Được tạo bởi Blogger.