Hiển thị các bài đăng có nhãn trai-nghiem. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trai-nghiem. Hiển thị tất cả bài đăng

Kinh doanh là... kinh doanh


 

1. CÂU CHUYỆN THỨ NHẤT

Ở KFC, khi bạn mua gà rán, nhân viên sẽ đề nghị thêm Pepsi, ly nhỏ xíu giá 15K. Nhưng bao giờ cũng vậy, họ sẽ hỏi: “Anh/chị có muốn thêm 3K để lấy ly lớn hơn không?” (ly lớn là lớn gấp đôi luôn) vậy là mình gật đầu cho ly lớn.

Đây được gọi là UPSELL bằng BÁN CHÉO. Vì thời điểm bán hàng dễ nhất là lúc khách hàng vừa đồng ý mua món hàng đầu tiên.

Hãy nhớ, McDonald's chỉ dạy nhân viên nói câu: “Quý khách dùng thêm khoai tây chiên chứ?” mà mỗi ngày họ bán thêm được 4 triệu kg khoai.

2. CÂU CHUYỆN THỨ HAI

Ở Mỹ họ có chiêu thức bán hàng rất quái. Vào 7-Eleven mua bia, nhìn thấy hai bịch Budweiser. Một bịch 12 lon giá $17, một bịch 18 lon giá $18. Không phải nghĩ, xách luôn bịch 18 lon ra tính tiền. Mua xong mới nhận ra mình đã mua nhiều hơn bình thường. Doanh số bán hàng của Budweiser bỗng dưng tăng gấp rưỡi chỉ vì chủ trương đặt giá. Bịch 12 lon chỉ là ĐẠO CỤ BÁN HÀNG.

Đây được gọi là UPSELL bằng COMBO. Họ cho khách hàng quyền lựa chọn nhưng không có lựa chọn nào là KHÔNG. Vì chúng ta thích chọn mua chứ không thích bị bán hàng.

3. CÂU CHUYỆN THỨ BA

iPhone 7 thì sao? Họ chỉ bán bản 32 GB, 128 GB, 256 GB. Với máy chụp ảnh và quay phim 4K, bộ nhớ 32 GB là quá nhỏ, bản 64 GB sẽ hợp lý hơn nhưng… không có. Hầu hết mọi người lại “cố gắng” lên đời bản 128 GB đắt hơn hẳn $100, vậy là Apple tăng doanh số một cách rất tự nhiên.

Đây được gọi là UPSELL bằng RAVING FANS. Đã là fans, tiền không còn là vấn đề.

4. CÂU CHUYỆN THỨ TƯ

Chuyện kể là đàn ông Hàn Quốc rất sung mãn, đến 70 tuổi mà họ vẫn có nhu cầu khá cao về chuyện chăn gối. Điều này cũng kéo theo lượng tiêu thụ của bao cao su (BCS) tại nước này rất lớn. Nhưng có một vấn đề là, đến tiệm thuốc mua BCS đã ngại rồi, gần 70 tuổi đi mua thì còn ngại hơn nữa, nên rất nhiều người đàn ông bị đưa vào thế tiến thoái lưỡng nan dẫn đến việc bán BCS bị trì trệ một thời gian.

Để giải quyết tình trạng này các nhà thuốc đã nghĩ ra một phương pháp, họ gộp chung một hộp BCS vào hộp xà bông tắm như món quà tặng kèm rồi đem bày bán. Thế là mỗi khi khách hàng đến chỉ cần nói: “Tôi muốn mua xà bông” là chủ tiệm sẽ hiểu thứ họ cần thực sự là gì. Như vậy không chỉ khách đỡ ngượng mà tiệm thuốc còn bán được thêm cả xà bông tắm ngoài BCS nữa.

Bài học thú vị rút ra từ câu chuyện này là: Không chỉ nắm bắt nhu cầu mà còn phải hiểu cả hành vi của khách hàng và tìm ra những cách thức sáng tạo để tiếp cận và thỏa mãn nhu cầu của họ. Muốn thế bạn buộc phải nghiên cứu rất kỹ về các yếu tố văn hóa - xã hội, những thói quen của tập hợp khách hàng mục tiêu để lên chiến lược phù hợp.

5. CÂU CHUYỆN THỨ NĂM

Đối với người giàu có, họ sợ sản phẩm không an toàn, sợ không có địa vị, sợ mất thể diện, sợ không tốt bằng người khác.

Đối với người nghèo, họ muốn giá rẻ, muốn quà tặng, muốn giảm giá, muốn tính toán với người khác, muốn tiết kiệm càng nhiều càng tốt.

Sự khác biệt trong suy nghĩ của hai nhóm người khác nhau trong marketing gọi là "phân khúc thị trường".

Nếu bán cho người giàu, đừng lạm dụng chuyện giảm giá. Nếu bán cho người nghèo, đừng quên quà tặng. Việc bạn bán hàng cho phân khúc nào thì phải áp dụng chiến lược đó.

6. CÂU CHUYỆN THỨ SÁU

Một ông chủ đến ngân hàng trên Phố Wall vay 500 USD thời hạn hai tuần. Ngân hàng cho vay nhất định phải có thế chấp, ông ta dùng chiếc xe Rolls-Royce đỗ trước cửa làm vật thế chấp.

Nhân viên ngân hàng đưa xe của ông ta vào kho xe và đưa cho ông ta tiền vay. Hai tuần sau, ông ta đến ngân hàng trả tiền, lãi chỉ mất 15 USD.

Nhân viên ngân hàng phát hiện trong tài khoản của ông ta có cả triệu USD, liền hỏi tại sao ông ta lại muốn vay tiền? Ông ta nói: “Phí gửi xe hai tuần 15 USD ở Phố Wall này không tìm đâu ra được". Con vật hơn nhau ở sức mạnh cơ bắp. Con người hơn nhau là ở cái đầu.

Hình ảnh JPEG được biểu diễn dưới dạng một chuỗi các phân đoạn trong đó mỗi phân đoạn bắt đầu bằng header. Mỗi header bắt đầu bằng một số byte. Payload theo header là khác nhau tùy theo loại header. Các loại điểm đánh dấu JPEG phổ biến như được liệt kê bên dưới:

0xffd8: “Start of Image”,
0xffe0: “Application Default Header”,
0xffdb: “Quantization Table”,
0xffc0: “Start of Frame”,
0xffc4: “Define Huffman Table”,
0xffda: “Start of Scan”,
0xffd9: “End of Image”

Mỗi tệp nhị phân chứa một vài header. Chúng rất quan trọng đối với tệp vì chúng xác định thông tin cụ thể của tệp. Hầu hết các header được theo sau bởi thông tin độ dài. Điều này cho chúng ta biết phân đoạn cụ thể đó dài bao nhiêu.

Phần đầu của header hình ảnh chứa FF D8. Nếu chúng ta không nhìn thấy nó, chúng ta có thể cho rằng đây là một tệp khác. Một điểm đánh dấu quan trọng khác là FF D9 cho biết phần cuối của hình ảnh.

Để làm cho payload trông giống như một tệp JPEG hợp pháp, chúng ta sẽ thêm độ dài của header, header nhận xét, các byte rỗng vào pad và sau đó là vectơ tấn công javascript.

Giả sử vectơ tấn công là một lỗ hổng XSS */=alert(“XSS”)/* Chuyển nó thành hệ thập lục phân sẽ như thế này.

Payload trong hex:


2A 2F 3D 61 6C 65 72 74 28 22 58 53 53 2E 22 29

Chúng ta có thể sử dụng một trình soạn thảo hex để đưa javascript vào metadata của hình ảnh. Điều này hoạt động được vì các trình duyệt diễn giải code khi chúng hiển thị hình ảnh thành HTML.

Mình đã nhận được một image test.jpg và dưới đây là hexdump của test.jpg. Với sự trợ giúp của trình soạn thảo ghex, chúng ta sẽ thay thế một số ký tự hex và lưu chúng.

Khổ không than, sướng không khoe, mất không tiếc, nguy không loạn


 

Kể khổ cũng có giới hạn, đồng tình cũng có thời hạn. Đừng khiến bản thân trở nên đáng thương trong lòng người khác, cũng đừng tự hại mình trở thành hạt cát trong mắt người ta!

1. Khổ không than: là một loại tu luyện tâm tính


Trên mạng có một câu nói rất nổi tiếng:


"Đừng bao giờ kể khổ với bất kì ai, vì 80% số người nghe đều không quan tâm, 20% còn lại chỉ lấy làm trò cười."


Nghe qua câu nói này có vẻ rất tuyệt tình, nhưng nó lại cho chúng ta biết một sự thật:


Kể khổ cũng có giới hạn, đồng tình cũng có thời hạn.


Khi đối mặt với đau khổ, có rất ít người thật lòng muốn đi tìm hiểu hết nỗi khổ của bạn. Do đó, khổ mà không than mới là lựa chọn tốt nhất cho chúng ta.


Người trưởng thành nên có một trái tim thật kiên cường và mạnh mẽ, đủ sâu sắc để cất giữ một vài chuyện riêng hay bí mật nào đó. Nếu chúng ta sống nông cạn như một cái dĩa, nghĩ cái gì cũng bày ra trên mặt, có chút buồn khổ cũng không kiềm chế được mà nói cho cả thiên hạ biết, vậy chắc chắn chỉ khiến nỗi khổ nâng lên gấp trăm ngàn lần.


Cuộc sống cứ 10 chuyện đã có đến 8, 9 chuyện không được như ý. Đối với người trí tuệ, họ xem nhẹ nỗi khổ, mà cố gắng nắm bắt 1, 2 phần như ý kia. Ngược lại, những người cố chấp chỉ biết sống chết trong sự bất hạnh của họ.


Không than khổ không phải vì muốn chúng ta tự kìm nén cảm xúc bản thân, mà vì muốn chúng ta sớm ngày xem thấu hồng trần. Đó là đại biểu của một loại trí tuệ gọi là "không đấu tranh vô ích", cũng là một loại dũng cảm mang tên "dám đối đầu với đau khổ".


Khổ không than không phải vì yếu đuối, chuyện gì cũng cắn răng nhận thiệt thòi vào mình, mà là ít than vãn, học cách buông bỏ những đau khổ không cần thiết.


Rồi đến một ngày nào đó, bạn nhất định sẽ phải cám ơn sự kiên trì đến cùng của chính mình, đã khiến bản thân không bị cái khổ đánh bại, mà có thể thờ ơ đối mặt với nó.


Khổ không than, chính là cách để chúng ta có thể im lặng "lột xác", đợi thời cơ đến, bản thân sẽ trở thành một phiên bản tuyệt vời nhất!


2. Sướng không khoe: là một loại trí tuệ trầm mặc


Hoa nở một nửa khiến người ta tò mò, rượu say một chút để bảo trì sáng suốt. Làm người nên biết sống khiêm tốn, điệu thấp chính mình; giấu bớt ánh hào quang, đừng để bản thân sống quá "chói mắt". Đây cũng là một dạng trí tuệ.


Sướng không khoe, không phải ý nói rằng vui mừng không được chia sẻ, mà muốn khuyên răn chúng ta đừng để cái vui của mình ảnh hưởng đến niềm vui của người khác.


So với những người tự mãn, thích ăn miếng trả miếng, những người sống điệu thấp thế này có thể dễ dàng kiềm chế tính cách của bản thân, khiến họ không nói lời khó nghe gây tổn thương cho người khác.


Bất kể họ đang đối mặt với những tin đồn xấu xa hay lời nói ác ý thế nào đi nữa, họ vẫn có thể bình tâm, cư xử có chừng mực.


Cuộc sống trước giờ đều là một cuộc thi trí tuệ đầy cam go, muốn thành công vượt qua mọi chuyện, trước hết là nên quản tốt cái miệng của chính mình.


3. Mất không tiếc: là một loại xem nhẹ sáng suốt


"Vườn hoa dù bừa bộn cũng có người ghé, mảnh đất dù cỏ xanh ngăn nắp cũng chẳng ai tìm." Mặc dù vật phía trước có hơi hỗn loạn, nhưng vì cảnh sắc xinh đẹp của nó, người ta liền dễ dàng bị mê hoặc. Ngược lại, cỏ dại chỉ là vật tầm thường, không giá trị, làm thế nào cũng không thể khiến người khác ghé mắt nhìn sang.


Những chuyện trên thế giới này có lẽ cũng tương tự như vậy. Chúng ta thường bởi vì đi quá nhanh, quá xa, mà dễ dàng lạc vào thế giới đầy phức tạp. Tự mình đắm chìm trong đó rồi quên đi nơi chúng ta xuất phát, lý do tại sao bắt đầu.


Trang Tử có câu nói thế này: "Phòng trống thì sáng, cát tường dừng lại."


Một căn phòng để trống mới để lộ sự rộng rãi, thoáng đãng và sáng sủa của nó. Nếu căn phòng chất đầy đồ đạc, sẽ không còn chỗ để ánh sáng lọt vào nữa.


Tâm trí con người cũng như vậy, nếu chúng ta có thể vứt bỏ hết những tạp niệm, rác rưởi trong tâm trí, quét sạch bụi mù, thì trái tim sẽ tràn ngập ánh sáng. Kết quả đương nhiên là thanh thản và tỉnh táo hơn trước.


Nhân sinh trên đời này, ai sớm hiểu buông bỏ phồn hoa, không níu kéo những bận rộn vô nghĩa, im lặng lắng nghe âm thanh từ sâu thẳm trong tâm hồn, người đó sẽ sớm đạt được hạnh phúc chân chính trên đời.


Trong một đời hạn hẹp này, người ta không thể lúc nào cũng để danh và lợi, tiền bạc và địa vị chiếm hết chỗ trong tâm trí mình. Ai vì nó mà bỏ qua gia đình, hạnh phúc, sức khỏe, quả là một sự thiếu sót và đáng tiếc lớn.


Khi tâm mệt mỏi, hãy cho nó một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, bình tĩnh và sáng suốt trở lại, có như thế bạn mới không tự đánh mất chính mình, qua đó dễ dàng chấp nhận từ bỏ những thứ dư thừa, không đáng bận tâm.


4. Nguy không loạn: Là một loại thân tâm kiên cường


"Gặp nguy không loạn" là phản ứng cần có đầu tiên của người muốn làm nên chuyện lớn.


Dù chuyện có khẩn cấp hay đột ngột đến đâu, bạn càng ít hoảng loạn, càng dễ khống chế tình hình.


Sợ hãi là điều không cần thiết, bởi dù sợ cũng không thể tránh khỏi. Thế nên thay vì hèn nhát trốn tránh hoặc hoảng sợ, cách tốt nhất vẫn là bình tĩnh, tập trung suy nghĩ biện pháp giải quyết vấn đề.


Muốn thành công và có cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn sau này, cách tốt nhất là nên cố gắng đạt được bốn cảnh giới này ngay từ bây giờ.


Theo Dân Sinh

Một chút về kích thước nút bấm trên smartphone

Authentication (Login/Register) trong laravel 8

Authentication theo từ điển là một hành động xác thực một cái gì đó có được hoạt động tiếp hay không hay dừng lại. Authentication trong Laravel cũng có ý nghĩa tương tự. Vậy thì Authentication Laravel là gì và cách nó hoạt động ra sao chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Authentication là gì?

Authentication (Xác thực) là quá trình xác định thông tin đăng nhập của người dùng. Trong các ứng dụng web, xác thực được quản lý bởi các phiên lấy các tham số đầu vào như email hoặc tên người dùng và mật khẩu để nhận dạng người dùng. Nếu các thông số này khớp, người dùng được cho là đã được xác thực.

2. Authentication trong Laravel.

Authentication trong Laravel cũng có tác dụng xác thực như vậy thế nhưng nó hoạt động như thế nào chúng ta cùng xem xét ở phần dưới nhé. Đầu tiên các bạn hãy mở tệp tin auth.php theo đường dẫn config/auth.php ra và xem:

[
'guard' => 'web',
'passwords' => 'users',
],
/*
|--------------------------------------------------------------------------
| Authentication Guards
|--------------------------------------------------------------------------
|
| Next, you may define every authentication guard for your application.
| Of course, a great default configuration has been defined for you
| here which uses session storage and the Eloquent user provider.
|
| All authentication drivers have a user provider. This defines how the
| users are actually retrieved out of your database or other storage
| mechanisms used by this application to persist your user's data.
|
| Supported: "session", "token"
|
*/
'guards' => [
'web' => [
'driver' => 'session',
'provider' => 'users',
],


'api' => [
'driver' => 'token',
'provider' => 'users',
'hash' => false,
],
],
/*
|--------------------------------------------------------------------------
| User Providers |--------------------------------------------------------------------------
|
| All authentication drivers have a user provider. This defines how the
| users are actually retrieved out of your database or other storage
| mechanisms used by this application to persist your user's data.
|
| If you have multiple user tables or models you may configure multiple
| sources which represent each model / table. These sources may then
| be assigned to any extra authentication guards you have defined.
|
| Supported: "database", "eloquent"
|
*/
'providers' => [
'users' => [
'driver' => 'eloquent',
'model' => App\User::class,
],


// 'users' => [
// 'driver' => 'database',
// 'table' => 'users',
// ],
],
/*
|--------------------------------------------------------------------------
| Resetting Passwords
|--------------------------------------------------------------------------
|
| You may specify multiple password reset configurations if you have more
| than one user table or model in the application and you want to have
| separate password reset settings based on the specific user types.
|
| The expire time is the number of minutes that the reset token should be
| considered valid. This security feature keeps tokens short-lived so
| they have less time to be guessed. You may change this as needed.
|
*/
'passwords' => [
'users' => [
'provider' => 'users',
'table' => 'password_resets',
'expire' => 60,
'throttle' => 60,
],
],


Đoạn code dài vãi phải không nào thế nhưng chú thích là chủ yếu chúng ta chỉ cần tập trung vào đoạn code sau:

'providers' => [
'users' => [
'driver' => 'eloquent',
'model' => App\User::class,
],

Đây chính là đoạn xác lập phương thức, và nguồn dữ liệu được lấy ra để xác thực trong Laravel.

Giải thích đoạn code trên:

  • Driver: Thiết lập xác định phương thức lấy thông tin người dùng để xác thực, mặc định sử dụng eloquent, tuy nhiên còn một sự lựa chọn khác là database và thậm chí chúng ta cũng có thể tạo thêm một driver của riêng mình.
  • Model: Thiết lập nguồn dữ liệu lấy ra từ đâu.Mặc định Laravel chọn là moder User (local: App\User.php). Thông số này bạn có thể chỉnh thành name model của bạn.

3. Tạo Auth Login Trong Laravel.

Ở các bản Laravel 6x trở về trước chúng ta thường dùng lệnh sau để tạo Auth Login Trong Laravel

php artisan make:auth

Thế nhưng từ bản 6x trở về sau nếu sử dụng lệnh này luôn chúng ta sẽ gặp lỗi Command "make:auth" is not defined.

Lý do là thiếu thư viện kèm theo. Vì vậy trước khi chạy lệnh này chúng ta phải cài đặt thư viện kèm theo bằng cách chạy lệnh:

composer require laravel/ui --dev

Sau đó bạn cần thực thi 1 trong các lệnh sau (tùy theo stack của bạn) để để render ra view mặc định của laravel:

php artisan ui bootstrap --auth
//hoặc 
php artisan ui vue --auth
//hoặc
php artisan ui react --auth

Trong đó bootstrap, vue hay react là UI stack mà bạn chọn. Ví dụ ở đây mình sử dụng bootstrap.

Đương nhiên chúng ta cũng cần chạy migrations để tạo db cho app. Mục đích cái này là render table user để phục vụ cho các chức năng liên quan auth

php artisan migrate

Xong hết thì truy cập /home bạn sẽ thấy một giao diện như sau:


Click vào từng nút chúng ta sẽ được điều chuyển đến các form đăng nhập, đăng ký . Những form này đều được validate đầy đủ luôn nha.

Các bạn cứ thử đăng ký một users, đăng nhập vào hệ thống rồi vào database xem có gì ở bảng users nhé!


4. Cập nhật giao diện bootstrap.

Với giao diện ở trên, nếu bật console (F12) lên thì sẽ thấy còn thiếu tệp app.js và app.css
Bạn cần cài NodeJS (tải tại đây: https://nodejs.org/en/download)
Cài đặt xong, bạn mở cửa sổ Command Prompt lên và chạy lệnh:

npm install
npm run dev

Cài đặt xong sẽ thấy nhận được phản hồi như hình dưới:

Reload lại trang sẽ thấy giao diện bootstrap đã được cập nhật đầy đủ

5. Lời Kết.

Đây chỉ là authentication trong Laravel mặc định vì còn khá sơ sài thế nhưng nếu muốn thay đổi 1 số thứ thì sao. Chúng mình hẹn gặp nhau trong bài tiếp theo nha. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

CHUYỆN VỀ ẤN ĐỘ

 — Phần 1 —Vì dịch covid, nên tao có tranh luận với chồng về Ấn Độ. Tranh luận mãi không ai chịu ai. Tao chê Ấn bẩn thỉu, mọi rợ, lạc hậu, gian tà. Sông Hằng thì quá quá tởm. Dân Ấn uống nước sông Hằng, ỉa đái tắm rửa trên sông Hằng, xác chết cũng thủy táng thả trôi trên sông Hằng, tro cốt hỏa táng cũng rắc trên sông Hằng... Không mọi rợ thì biết định nghĩa nó là gì?Chồng tao bảo nói linh tinh, phong tục tập quán người ta như thế, mọi cái gì mà mọi. Dân Ấn Độ tôn thờ sông Hằng, sông Hằng đối với họ rất linh thiêng làm gì có chuyện ỉa đái và thả người chết trôi sông. Nền văn minh sông Hằng thuộc 1 trong 3 nền văn minh thế giới em không biết à?Nói chung, tao và chồng thuộc 2 thái cực.


Chồng tao thích những nơi hào nhoáng, sang chảnh, nhiều shopping mall, đèn điện sáng trưng, hàng quán đông đúc náo nhiệt. Tao thì ngược lại, nếu đi nghỉ ngơi tao thích nơi yên tĩnh vắng vẻ. Nếu đi du lịch đó đây, tao thích khám phá, thích thâm nhập vào đời sống người dân ở mỗi nơi, muốn tìm hiểu văn hóa tập tục con người.Thế nên, với những gì mắt thấy, tai nghe, tay cầm nắm, tao đã được sống và trải nghiệm tại chính nơi đó thì tao không thể đồng ý với chồng được. Chồng tao cũng từng đi công tác Ấn Độ, nhưng 1 bước là lên xe đưa rước, đến công ty làm việc xong thì về căn hộ. Cuối tuần sẽ có người đưa đi chơi, tham quan những nơi nổi tiếng. Bởi vậy nên chồng tao đếch biết mẹ gì về Ấn Độ. Tao thì chỉ ở Ấn Độ có nửa tháng thôi, nhưng đó là nửa tháng tao lang thang khắp nơi, vào từng ngõ ngách. Nằm phố ngủ lều cũng có, tụt quần ỉa đường cũng có, vạ vật đu cửa tầu đi vài trăm km cũng có luôn.Giờ chồng tao lại cứ thằng chết cãi thằng khiêng, bảo thủ bố của bảo thủ.


Nhân cái chuyện tranh luận với chồng thì lại nhớ chuyện cái ngày đó, đã theo chân các anh tao sang Ấn (hội bạn này tao thân như chị em gái nhé, không ngượng ngùng e thẹn gì hết).Hồi đó, tao nghe kể về Ấn rồi, cũng đọc qua qua rồi, bởi khi đó Internet chưa phát triển như bây giờ, nên thông tin cũng không đầy đủ lắm. Chỉ biết đại khái là bẩn, rất bẩn và rất rất bẩn.Trước ngày đi, tao chuẩn bị 90 chai nước tinh khiết cho 15 ngày, 5 bịch to giấy ướt, 10 cuộn giấy vệ sinh, nồi cơm điện mini, mấy kg gạo, 2 thùng phở Viphon, 1 thùng mì gói, 1 thùng miến Phú Hương, rất nhiều bánh quy, bánh mì, cá chỉ vàng, pate hộp, cá ngừ ngâm dầu, giò chả, thịt nguội tất cả đều hút chân không. Tao gọi cho mấy anh: "Các anh chuẩn bị đồ ăn và nước mang theo nhé, em mang hết sức rồi. Các anh cân đồ của các anh xem để em mua thêm hành lý". Các ông ý cười: "Mang làm đếch gì, đến c** tao còn ăn được thì lo cái gì". Rồi đến ngày ra sân bay, các anh thấy tao vali lớn vali bé thì chửi um lên "Mẹ con điên, sang đó còn di chuyển khắp nơi, tha lôi thế đ** nào được". Ok, fine!


————————


Tới Delhi, các anh hăm hở đi tìm quán ăn. Hàng quán nhan nhản vỉa hè nhưng người bán hàng với bộ quần áo có lẽ vài nghìn ngày không thay, người ngợm tay chân đen như cổ trâu cứ thọc vào bốc bải, thìa muỗng ca cốc cáu bẩn, dầu mỡ nhếch nhác làm các anh tao sợ đến không thể ăn. Thế là chuyển hướng lê lết đi tìm quán. Vào 1 quán tạm gọi là sạch, nhưng họ không có thịt lợn cũng chẳng có thịt bò, tóm lại không thịt cũng không rau. Chả biết hàng ngày họ ăn cái gì nữa, chỉ thấy toàn bột mì nướng chấm cà ri, bắp cải thái sợi trộn cà ri, đậu đỗ, cái gì cũng cà ri, cái gì cũng mỡ và mặn, mùi nồng nàn khét lẹt. Gọi ra 1 bàn rồi thì cũng cố mà nuốt không nổi. Mà cái giống đàn ông ý, cứ đói là nó yếu lả... . Không có thịt thì các anh càng lả. Ờ, chết các anh chưa? Thích chửi em nữa không?


—————————


Sáng hôm sau ngủ dậy, tao lang thang ra sau khách sạn khám phá phố phường. Tao thấy phía bên kia đường rất đông người ngồi xếp hàng ngang sát bờ tường, 1 số khác thì ngồi ôm gốc cây, tất cả đều nghiêm túc, ngay ngắn và tuyệt đối tập trung, mỗi người tay cầm 1 chai nước. Tính tao luôn luôn tò mò, tao tiến tới gần xem bọn họ đang làm gì, đến khi cách thằng đầu hàng khoảng 1m thì tao mới vỡ ra là chúng nó đang ngồi... ỈA. Tao mới bảo mấy anh là xem hộ tao thằng nào đang rửa đít, để em xem nó dùng tay phải hay tay trái. Bởi theo tao biết thì dân Ấn chỉ dùng tay trái để rửa đít, còn tay phải để ăn. Mấy ông chửi tao thiếu điều muốn đánh: "Bố con điên! B* m** đang buồn nôn bỏ mẹ, mày đi mà tìm. B* m** về". Tao mới cười sằng sặc: "Các anh không được về, chờ em xem tí thôi. Các anh bỏ em ở đây chúng nó để nguyên c** lao vào hiếp em thì tởm lắm"... .


————————-


Theo kế hoạch, bọn tao đi tới thành phố cổ Varanasi (vùng đất thánh) của tín đồ Hồi giáo và Phật giáo. Dứt khoát tao phải đến đây để xem tận mắt thánh địa.Tới nơi thì có rất đông du khách phương Tây. Chắc các chú Tây cùng có chung tính tò mò giống tao, muốn được tận mắt thấy những điều mà đã được nghe rất nhiều nhưng không thể hình dung được. Tao đọc ở đâu đó, người ta viết "TP Varanasi lộng lẫy bên bờ sông Hằng", tao khẳng định luôn thằng nào viết thế là cực kỳ mất dạy. Lộng lẫy đâu tao không thấy, chỉ thấy ngột ngạt, khói bụi, hôi thối và ô nhiễm. ————————-


Để tới được sát bờ sông nơi có các lò thiêu hỏa táng thì bọn tao phải đi bộ xa lắm, xe tuktuk ko thể vào sâu được vì người nằm ngồi ngổn ngang, đường mấp mô bậc lên bậc xuống. Đi bộ cỡ 4-5 cây thì bọn tao vào tới nơi, dọc đường gặp vô số người ăn mày nằm ngồi la liệt. Mà ăn mày ở đây kỳ cục lắm, tao cho họ đồ ăn. Họ cầm ăn mà không có cảm ơn hay cười chào gì đâu, cứ cầm ăn rồi trừng trừng mắt mà nhìn thôi. Và xung quanh thì có rất nhiều bọn cò mồi nó cứ túm theo khách mời chào gì đó không ai hiểu. Có khi nào nó tưởng bọn tao đến chờ chết mà mời bọn tao vào hỏa táng không nhỉ. Tao nói thế vì ở khu này có rất nhiều phòng trọ, những người Ấn sắp chết sẽ tới đây thuê phòng nằm chờ chết, khi nào chết thì người nhà bó vải rồi khiêng ra lò thiêu. —————————


Người có tiền thì thuê trọ chờ chết và mua củi để thiêu, không tiền thì nằm vạ vật ngoài đường. Tiền nhiều mua nhiều củi, tiền ít mua ít củi. Chi phí thiêu và cúng trừ tà khoảng 35 triệu VND. Sau khi thiêu xong họ sẽ thả hết cả tro và cốt xuống sông Hằng. Mà thiêu củi có 4 tiếng thì cốt làm sao tan được, nên nói chung là không có cảnh đẹp đẽ như phim Hàn bê lọ tro ra sông rắc đâu. Tao thấy có rất nhiều xác người đang thiêu giở cũng đem thả trôi sông, tao đoán là do nhà đó ít tiền nên chỉ mua được từng đó củi thôi. Những người không có tiền thì nằm luôn ngoài đường để chờ chết, khỏi cần phòng trọ và cũng chẳng có tiền mua củi hỏa táng, họ bó vải và thả xác trôi sông. Ngoài ra, phụ nữ có thai, trẻ em, người chết vì rắn độc cắn cũng không hỏa táng, vì cho rằng những người đó chết thiêng nên chỉ bó vải trôi sông thủy táng luôn. Việc người dân tắm táp trên sông, uống nước trên sông và dập dềnh vài xác chết trôi bên cạnh là bình thường. Lúc chưa đến thì tao háo hức hăm hở lắm, đến nơi rồi thì tao ho sặc sụa, nôn ọe, nước mắt nước mũi giàn dụa bởi khói củi đốt xác và mùi khí uế. Tuyệt nhiên không thấy 1 ai tỏ ra khóc thương cho người chết. Tất cả mọi người làm việc bình thản như họ đang xây nhà vậy. Tao có nghe nói đó là tập tục của họ, tuyệt đối không khóc, không buồn và không có đàn bà. Trộm nghĩ, với tình trạng xác chết trôi sông như thế, vô phúc mình có bị nó cướp giết rồi bó vải trôi sông thì có giời mà tìm ra. Sau trận đi xem ỉa và xem thủy táng thì các anh tao đã biết sợ nguồn nước, bởi vì hàng ngày quán ăn dùng nước giếng và nước sông để nấu nướng, rửa rau, rửa bát. Chỉ cần 1 cơn mưa thì các thứ xú uế mà bọn họ đại tiện ra đường phố sẽ tràn xuống sông và tràn vào giếng.


—————————


Lúc này 90 chai nước của tao bắt đầu phát huy giá trị. Hôm trước các anh chửi tao là con điên, nay đã phải quay sang tao xin xỏ vì sau khi nhìn cái cảnh đó, các anh đã không còn tin tưởng vào nguồn nước ở cái xứ này, dù là nước đóng trong chai. Các anh quay sang dỗ tao: "Thôi, mày nhường nước cho bọn anh. Mày không rửa bim bim vài ngày cũng đ** chết đâu, nhưng không có nước thì bọn tao chết. Về mà có lỡ viêm nhiễm gì thì anh cho mày tiền đi khám phụ khoa". T* s* các anh, chửi em nữa đê, đấy em nhịn rửa để nhường nước cho các anh đấy, đ** gì lắm nữa.


—————————


Mỗi lần di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, là phải đi tầu hỏa hoặc xe khách. Và đi tầu ở bên này là nỗi kinh hoàng đối với bọn tao. Thời đó nó không bán vé trên mạng và cũng chưa có tàu có điều hòa. Bọn tao phải đi tàu chợ. Mà cú một cái là ra nhà ga chúng nó không bán vé, bắt bọn tao mua lại của cty du lịch. Dĩ nhiên là với giá đắt gấp mấy lần. Vé thì không có số ghế, nó bảo mày tìm chỗ nào đu được thì đu. Đeo mẹ, tao tưởng nó nói bố láo thế thôi, nhưng khi vào tàu thì kín mít chỗ. Người đi tàu ngồi lên cả nóc tàu, bám vào cửa tàu, đu ở cửa sổ, và chúng nó ngồi lên cả cái giàn để hành lý phía sát trần tàu đó. Tóm lại hở chỗ nào thì chen chỗ đó. Bọn tao cũng cố gắng tìm 1 chỗ để đu và ráng bỏ qua vụ nôn ọe vì mùi hôi của người. Nhưng mà đu mẹ, đi mấy trăm km chứ ít gì đâu.


—————————


Nhưng vẫn chưa khốn nạn bằng việc đang đi giữa đường thì tao buồn ỉa, tao nhăn nhó kêu với các anh tao "Chết em rồi, em ỉa ra quần mất!". Các anh bảo: "Ở nhà thì kêu cả tuần mới ỉa 1 lần, sang đây đã đ** có toilet mà ngày đ** nào cũng đòi ỉa thế". Chẳng là bên đó họ xây nhà nhưng không có khái niệm xây toilet, nên mỗi lần tao buồn ỉa thì các anh phải đưa tao ra đường ỉa bậy. Nếu để tao tự đi thì khả năng tao bị bắt cóc và hiếp dâm rất cao, bởi vậy các anh mới biết ngày nào tao cũng đi ỉa. Cuối cùng thì tao cũng nhịn được đến khi tàu dừng, và việc đầu tiên khi tàu vào ga là tao phi như tên bắn nhảy qua cả đầu lũ người đang nằm la liệt ở sân ga để tìm chỗ đi ỉa. Tao chạy rất nhanh mà tay vẫn túm theo 1 anh để canh chừng hộ tao...


——————————


Phần 2 —Nếu nói Ấn Độ toàn người nghèo đói thì cũng không đúng. Có 1 bộ phận người Ấn rất giàu, họ sống trong những ngôi nhà lộng lẫy xa hoa, lúc nào nước hoa thơm nức, đồ hiệu đắp từ đầu đến chân và người nghèo không được phép đến gần. Ngay cả khi họ đi ngoài trời nắng, nếu bóng của họ hắt xuống mặt đường thì người nghèo cũng bị cấm không được giẫm lên chiếc bóng của họ. Sự chênh lệch giàu nghèo, phân biệt đối xử giữa 2 tầng lớp là không thể tưởng tượng. —————————


Nghịch cảnh của Ấn Độ là kinh tế tăng trưởng thì cứ tăng trưởng, còn người nghèo mạt hạng thì vẫn cứ nghèo. Sự nghèo khổ của người dân hiển hiện ở khắp mọi nơi và nếu ta chỉ xem Ấn Độ trên phim ảnh thì không bao giờ ta hình dung ra được cái nghịch cảnh nghèo khó đó. Chỉ khi ta chạm vào thực tế mới thực sự sốc. Chưa cần nói đến những nơi xa xôi, mà ngay ven ngoại ô New Delhi ta cũng đã được chứng kiến thực tế kinh hoàng. Những người vô gia cư nằm ngồi la liệt, những con ngõ chật hẹp bụi bẩn, đầy rẫy rác thải, nước tiểu và phân bò. Những sạp bán hàng ăn ruồi nhặng bu kín, những ánh mắt đục ngầu đờ dại cứ nhìn tròng chọc vào ta như thể ta là sinh vật lạ.Đi bộ lang thang nhiều, ăn uống lại không đầy đủ nên tao chóng đói. Có gói bánh trong túi mà không tài nào ăn nổi vì những điều xung quanh. Không khí ngột ngạt, khói bụi, ồn ào, còi xe và rất nhiều c** bò. Và kể cả tao có đủ can đảm để ăn giữa cái không gian hỗn loạn ấy, thì chưa kịp bỏ miếng bánh vào mồm thì đã có cả 1 đàn trẻ thơ chạy theo ta, xin cho bằng hết.


—————————


Không biết có phải vì nước sinh hoạt hiếm, hay vì người nghèo ở đây không có thói quen tắm rửa mà rất nhiều những đứa trẻ cởi truồng, người đầy đất cát cáu két như rất lâu rồi chưa tắm. Người lớn cũng không hơn, đầu tóc, quần áo, chân tay bê bết, họ ngồi bán nước ép hoa quả mà tất cả vật dụng bán hàng đều bẩn như thể nó được lưu cữu từ một nghìn năm trước.Hầu hết những người đàn ông Ấn Độ ta gặp, cho dù nghèo hay không nghèo, cho dù vô gia cư hay buôn bán nhỏ lẻ (không tính tầng lớp học thức và giàu có), họ đều có chung một thói quen rất xấu là thọc tay gãi chim mọi nơi mọi lúc. Ta sẽ được chứng kiến cái hoạt cảnh vài thằng râu dài đến rốn, đứng nói chuyện ồn ào như chợ vỡ và liên tục thọc tay vào quần gãi sồn sột là chuyện thường tình (vi không bao giờ mặc sịp và cứ để con chim tự do ngoe nguẩy).


—————————


Đàn ông Ấn Độ rất lỗ mãng, coi thường phụ nữ tột độ. Khi đi ngang qua 1 đám đàn ông, cho dù có ăn mặc kín mít thì chúng vẫn buông những lời cợt nhả và lia những ánh mắt thô tục về phía người phụ nữ. Nếu một người phụ nữ bị hiếp dâm ở Ấn Độ thì lỗi thuộc về người phụ nữ đó, kể cả cảnh sát cũng có định kiến rằng "chắc cô ta phải làm gì sai trái thì mới bị cưỡng bức". Và người phụ nữ bị cưỡng bức là do cô ta để cho người ta cưỡng bức, vậy thì lỗi thuộc về cô ta. Đến vấn đề công nghệ. Trước giờ tao vẫn nghĩ Ấn là 1 cường quốc công nghệ thông tin. Nhưng khi tới đây ta mới té ngửa rằng đ** có mạng, sim mua tại sân bay thì không dùng được, sim đt mỗi tỉnh là mỗi mạng khác nhau, sim mua tỉnh nào thì dùng tại tỉnh đó, đt roamming cũng không được luôn. Đù mẹ làm sao giờ? Chết nửa đời người vì ko biết tìm giải pháp nào đây.


—————————


Ấy vậy, dù bẩn thỉu và nghèo đói, nhưng tao không thể phủ nhận Ấn Độ có thiên nhiên tuyệt đẹp, có lịch sử văn hóa lâu đời với rất nhiều cung điện, đền đài như những kiệt tác nghệ thuật. Mấy anh em tao thuê xe đi thảo nguyên chơi 3 ngày, căng lều ngủ giữa thảo nguyên mênh mông bát ngát chẳng còn nhớ gì đến những con người nghèo khổ và những bữa ăn đậm đặc mùi cà ri. Ở đây chỉ có những cánh đồng cỏ xa tít chân trời, có đỉnh Himalaya quanh năm tuyết trắng, có tiếng đàn ghita vang xa và giọng hát vút cao của 5 anh em.


—————————


Để mà nói về sự phiền toái, nhiễu nhương thì các cơ quan, tập thể, nhân viên nhà nước ở Ấn Độ là số 1. Ví dụ như máy bay hạ cánh lúc 12h đêm thì tao phải xếp hàng từ lúc đó tới tận trưa hôm sau mới làm xong thủ tục nhập cảnh và nhận hành lý. Méo thể hiểu được! Còn du khách mang hộ chiếu ra ga mua vé tầu, sẽ được nhân viên nhà ga cấu kết với du lịch, đẩy khách ra mua vé giá cao gấp vài lần. Tao nói nhân viên ga cấu kết với du lịch là bởi vì mấy ông Tây vẫn vào ga mua được vé. Bọn Ấn phân biệt khách Tây và khách Á để bắt nạt, mà Á cũng tùy loại Á mà chúng chèn ép. Vào khu tham quan thì bị kiểm tra khám xét, thu đt thu thiết bị, khu vực gửi đồ thì chẳng có cái quy củ nào cả, có mà cụ tao sống lại cũng chẳng dám vứt đồ đạc đó để vào.


—————————


Mỗi lần đi xe bus, đi taxi, đi tuktuk đều phải mặc cả mỏi mồm vẫn cứ bị chặt chém. Đi mua hàng mà ko có tiền lẻ thì nó lờ đi không trả tiền thừa, đòi thì nó cả vú lấp miệng em hoặc cướp luôn. Đi vào khu khách du lịch hay tới sẽ gặp lũ cò mồi, cứ đu theo nói nhức óc, và mắt trước mắt sau là bị móc túi rồi. Có một sự cố khi lang thang trên phố, làm tao khóc tu tu như đứa trẻ con. Như tao đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần rằng đường phố nơi những người dân nghèo sống, thường nhan nhản rác thải, nilon và c**. Nếu ko may chúng mày có bị đi lạc đến một đất nước mà chúng mày không biết đó là đâu, nhưng trên phố chúng mày nhìn thấy rất nhiều c** thì chắc chắn chúng mày đã lạc tới Ấn Độ. Tao luôn mồm cảnh tỉnh các anh tao cẩn thận kẻo giẫm phải c**, trong khi cái thân tao còn lo chưa xong. Với thị giác mù dở của tao thì việc tránh không giẫm phải c** trên đường, được coi là bộ môn nghệ thuật tránh boom nâng lên một tầm cao mới. Cẩn thận khủng khiếp, đề phòng khủng khiếp, ấy thế mà thế đ** nào tao lại bép một phát. Nhìn xuống thì dưới chân tao đã gọn gàng 1 bãi c**, rất mềm và đương nhiên là thối.


—————————

Tao chết trân tháo giầy đứng nhìn, đáng ra tao đã đủ bình tĩnh để suy nghĩ, nhưng các anh tao cứ cười làm tao ức quá, nước mắt tào tràn ra, tao tu tu tao khóc. Tao mà biết thế này thì tao đã mang theo mẹ nó 10 đôi giầy rồi, nhưng tao ngu quá, tao lại mang có 1 đôi và bây giờ đôi giầy của tao đã dính c**. Ai đó hỏi sao không rửa, thì đọc lại đoạn trên hộ tao. Nước uống còn không có, tao lấy nước rửa giày, các anh tao đánh tao má nhận không ra."Thôi vứt đi, vào tp tìm hàng giầy, anh mua cho đôi khác" các anh tao an ủi thế, hành trình đi tìm mua giầy ở cái vùng xa xôi hẻo lánh, nó gây trầm cảm cho bọn tao không kém gì lúc tao giẫm vào c**. Đi mãi đi mãi ko gặp cái chợ hay siêu thị nào, thực sự bọn tao rất lo lắng, vì không thể đi chân đất thế này mãi được, lỡ giẫm vào cái gì đó rồi bị nhiễm trùng, uốn ván thì chỉ có bỏ xác ở đây. Nhìn thấy 1 người phụ nữ đi đôi dép, bọn tao ngỏ ý muốn mua lại đôi dép đó, mà không có cách nào để giao tiếp. Cuối cùng các anh tao cũng vận dụng hết tài năng, tay chân mồm miệng để lôi được đôi dép từ chân bà ta ra nhét vào chân tao, xong rút mấy tờ tiền múa may một hồi. Cuối cùng thì bà cô cũng đồng ý bán, cơ mà lâu rồi nên tao không còn nhớ đôi dép đó bao nhiêu tiền. Đến Ấn Độ du lịch bụi thì chúng mày tạm quên mình là nữ giới đi, nên ăn mặc hầm hố như đàn ông, bịt mặt bịt đầu kín mít, đeo kính râm để tránh bị quấy rối tình dục. Nếu đi 1 nam 1 nữ thì cũng không lấy gì đảm bảo là sẽ an toàn, bởi chúng thường có nhiều hơn 2 thằng, và không ai đảm bảo cái khách sạn mà mình ở nó không công khai thông tin cá nhân của mình cho bọn đang chầu chực ngoài kia.


—————————


Nói là thế, nhưng thực tình tao vẫn khuyên chúng mày nên tới Ấn Độ một lần. Đến để thêm biết về thế giới, đến để thay đổi cái nhìn về cuộc sống. Chúng mày đã từng tuyệt vọng về cuộc sống chưa? Chúng mày đã từng đau khổ chưa? Chúng mày có từng chán nản vì nghèo khó? Chúng mày có từng thấy căm hận một ai đó vì bị đối xử bạc bẽo? Vậy hãy một lần đến Ấn Độ đi, khi trở về VN chúng mày sẽ cảm thấy mình cực kỳ hạnh phúc. Tới Ấn Độ chúng mày sẽ học được bài học về sự khổ đau, chúng mày sẽ thấy những con người ở đó họ chẳng có gì cả. Nhìn những người nằm hấp hối bên vệ đường chờ chết, mạng người đâu có nghĩa lý gì. Họ sẵn sàng sống khổ hạnh với một đức tin mạnh mẽ, họ thờ tới mấy triệu vị thần trong đó có đủ các thể loại trâu, bò, voi, khỉ, cua, rắn, chuột, lươn, chim... bởi vậy họ sẵn sàng chết đói chứ không ăn thịt động vật. Họ mang thân mình ra để kéo xe, thồ hàng chứ không để trâu bò kéo xe, người có thể chết chứ bò không thể chết. Ấn Độ giống như một nhà thương điên khổng lồ, nó cũng giống như địa ngục của trần gian. Vẫn biết rằng sống ở đời mình phải nhìn lên cao mà phấn đấu, nhưng đôi khi phải biết nhìn xuống dưới để thấy ta đang có quá nhiều. Hạnh phúc đôi khi giản đơn thế đấy. Cứ đi Ấn Độ đi, chúng mày sẽ thấy yêu cuộc sống mà chúng mày đang có hơn bao giờ hết.

Hãy quý trọng người thường xuyên chửi bạn

Hãy quý trọng người thường xuyên chửi bạn, bởi vì:
1. Đó là người chấp nhận những điều xấu xa nhất trong bạn
2. Đó là người khiến cho bạn lúc nào cũng phải cố mãi cố nữa
3. Đó là người cho bạn biết thế nào là sai thế nào là đúng
4. Đó là người vực bạn dậy những lúc bạn khó khăn nhất
5. Đó là người thật tâm muốn bạn tốt hơn
6. Đó là người giúp bạn không màng lợi lộc gì
Đấy, bởi thế bạn nên có một người mà chịu chửi mình trong đời đi. Trong cuộc sống tấp nập, hiếm lắm mới có người thật tâm mong bạn đi từ sai đến đúng. Hãy trân trọng họ.
(T.S Lê Thẩm Dương)

1. Hiện tượng ngồi máy bay

Quan sát những du khách khoảng 30-40 tuổi bạn sẽ thấy, những du khách ở khoang hạng nhất luôn luôn đọc sách, khoang thương gia đa số là xem tạp chí hoặc dùng laptop làm việc, khoang phổ thông chủ yếu là đọc báo, xem phim, chơi điện tử hoặc nói chuyện.

Tại sân bay, người trong các phòng chờ vip đa số sẽ đọc sách, nhưng trong các phòng chờ phổ thông đều dùng điện thoại.

Chính thói quen làm nên vị trí của mỗi người chúng ta!

2. Hiện tượng bao tỏi

Một thương nhân đem hai bao tỏi đến một nơi mà người dân chưa từng nhìn thấy tỏi, họ vô cùng thích thú. Thế là người thương nhân kiếm được hai túi vàng.

Một thương nhân khác nghe nói vậy liền đem hai bao hành tây đến đó, người dân ở đó nhìn thấy hành tây càng thích thú hơn. Họ nghĩ dùng vàng không thể biểu đạt hết được tình cảm của họ dành cho thương nhân, thế là họ đem hai bao tỏi quý giá tặng cho thương nhân đó.

Tuy chỉ là câu chuyện phiếm nhưng thực ra trong cuộc sống cũng như vậy. Người biết nắm bắt trước cơ hội sẽ nắm vàng, người bước theo có thể sẽ nhận tỏi! Phần thưởng thuộc về người biết: Đi trước một bước!

3. Hiện tượng trộm rượu

Có người mua được một thùng rượu ngon để trong sân. Đến ngày hôm sau rượu chỉ còn 4/5, anh ta liền dán lên thùng rượu bốn chữ: Không được trộm rượu. Ngày hôm sau, rượu lại vơi đi 2/5, anh ta lại dán chữ: Trộm rượu phạt nặng. Đến ngày thứ 3, rượu vẫn bị trộm. Thế là anh ta dán ba chữ: Thùng nước tiểu, xem ai còn dám uống nữa không. Ngày thứ 4, anh ta nhìn thùng rượu mếu máo. Thùng đầy rồi. Nhưng đầy nước tiểu.

… Câu chuyện vẫn chưa hết. Đến ngày thứ 5, anh ta lại dán bốn chữ “không được trộm rượu” lên thùng. Ngày hôm đó, rất nhiều người cùng khóc!

Nguyên tắc tâm lý là, càng cấm người ta càng làm, vì bản chất chúng ta là tò mò. Về mặt luật hấp dẫn, thì luật không phân biệt cấm hay không cấm, chỉ cần có từ khóa “trộm rượu” thì rượu chắc chắn sẽ bị trộm!

4. Hiện tượng phân khúc thị trường

Đối với người giàu có, họ sợ sản phẩm không an toàn, sợ không có địa vị, sợ mất thể diện, sợ không tốt bằng người khác.

Đối với người nghèo, họ muốn giá rẻ,muốn quà tặng, muốn giảm giá, muốn tính toán với người khác,muốn tiết kiệm càng nhiều càng tốt.

Sự khác biệt trong suy nghĩ của hai nhóm người khác nhau trong marketing gọi là “Phân khúc thị trường”.

Nếu bán cho người giàu, đừng lạm dụng chuyện giảm giá, nếu bán cho người nghèo, đừng quên quà tặng. Việc bạn bán hàng cho phân khúc nào thì phải áp dụng chiến lược đó!

5. Hiện tượng 500 USD.

Một ông chủ đến ngân hàng trên phố Wall vay 500 USD, vay trong hai tuần. Ngân hàng cho vay nhất định phải có thế chấp, ông ta dùng chiếc xe Rolls-Royce đỗ trước cửa làm vật thế chấp.

Nhân viên ngân hàng đưa xe của ông ta vào kho xe và đưa cho ông ta vay đồng tệ. Hai tuần sau, ông ta đến ngân hàng trả tiền, tiền lãi chỉ có 15 USD.

Nhân viên ngân hàng phát hiện trong tài khoản của ông ta có mấy trăm vạn, liền hỏi tại sao ông ta lại muốn vay tiền. Ông ta nói: “Phí gửi xe hai tuần 15 USD, ở phố Wall này không tìm đâu ra được".

Con vật hơn nhau ở sức mạnh cơ bắp, con người hơn nhau là ở cái đầu.

6. Hiện tượng 80/20

Bowling có 10 chai, nếu như bạn ném đổ 9 chai, bạn sẽ đạt được 90 điểm; Nếu như mỗi lần bạn ném đổ cả 10 chai, kết quả bạn sẽ được 240 điểm.

80% phần thưởng trong cuộc sống này dành cho 20% những người xuất sắc nhất.

Từ tốt đến vĩ đại là một khoảng cách dài, nếu được hãy trở nên vĩ đại.

7. Hiên tượng bán trà.

Trương Tam luôn thích uống loại trà 20 tệ. Mỗi lần Trương Tam mua trà ở tiệm mới mở, ông chủ đều tặng anh nửa lạng trà ngon.

Trương Tam dùng trà ngon để tiếp khách. Một hôm rảnh rỗi ngồi pha trà liền thử một ngụm trà ngon. Uống xong cốc trà ngon miễn phí, Trương Tam liền không muốn loại 20 tệ nữa.

Đặc biệt là, cho dù anh ta mua trà đắt như thế nào, ông chủ đều tặng nửa lạng trà ngon hơn. Trong vòng nửa năm, tiền Trương Tam mua trà gấp 10 lần trước đây.

Khi bạn bán trà, nhớ tặng thêm trà, nhưng phải ngon hơn!

8. Hiện tượng thương hiệu

Giá gốc của Hermes chỉ có 400-600 tệ, bán thành 6 vạn. Các ông chủ vẫn đổ xô vào mua hàng. Thương hiệu là cái gì? Thêm một số 0 vào giá gốc chính là thương hiệu. Thêm hai số 0 vào giá gốc được gọi là hàng xa xỉ. Muốn thêm bao nhiêu số 0 vào giá gốc thì thêm đó gọi là di sản


 

Mình rất thích bộ phim “Emily in Paris”, không chỉ vì mình thích Pháp, thích Paris thơ mộng, thích nhạc Pháp, nước hoa Pháp, thời trang Pháp, vẻ đẹp của người Pháp mà còn vì mình muốn hiểu cảm giác của một người xa lạ khi chuyển đến một đất nước mới mà ngôn ngữ bị hạn chế. Khác với Emily háo hức với cuộc sống ở thủ đô Paris diễm lệ, mình khi đến Nhật chẳng có háo hức gì. Điều mà Emily nhận thấy ở một nước Pháp hào hoa, diễm lệ là những con người với đầy đủ tính xấu, có hay có dở, có những phong tục, tập quán khác xa với đất nước cô đang sống thì cũng là điều mình thấy ở Nhật, một góc tối khác, đủ đầy sự chân thật. Nhưng những điều mà Emily thấy không phải để phán xét, để chỉ trích, để so đo: “À tưởng thế nào, nước Pháp cũng chỉ đến thế thôi”, mà là để trải nghiệm, để mở mang đầu óc và thay đổi chính mình. Không hiểu văn hoá bản địa mà vội vàng chỉ trích và chê bai chỉ làm mình bó hẹp tư duy mà thôi. Đó chỉ là cái nhìn thiển cận như câu nói “Ếch ngồi đáy giếng” ở Việt Nam hay nói vậy.

Emily được thấy một nước Pháp khác, một xã hội Pháp không hoàn hảo với những nét văn hoá đặc trưng của họ, có phần “lưu manh”, “lười biếng” và “khốn nạn”, điều này có lẽ chẳng lạ với những ai đã từng đọc các tác phẩm của Victor Hugo, Balzac... để thay vì thất vọng, chỉ trích và phán xét, cô buộc phải tìm cách thích nghi và hoà nhập. Sống ở đâu cũng vậy, nếu không hiểu, không tôn trọng và hoà nhập vào văn hoá của người bản xứ thì bạn sẽ luôn cô đơn, ở ngoài vòng xã hội.

Một bộ phim vui vẻ, hài hước, đủ lãng mạn cũng đủ chân thực nên xem không phải chỉ cho những ai yêu nước Pháp, mà còn cho cả những người nhập cư, trước khi muốn sống ở đâu phải có sự chuẩn bị nhất định, nhất là văn hoá và ngôn ngữ.

Xem phim xong mình nhận thấy, người Pháp và người Nhật rất giống nhau ở chỗ: Mặc kệ thế giới dùng ngôn ngữ gì, đến đất nước này là phải nói ngôn ngữ này. Đến đất nước này phải sống theo văn hoá của nước này. Nhưng người Nhật thì khác người Pháp, đó là họ làm dịch vụ với tất cả sự cung kính, họ không muốn làm mất lòng ai cả, kể cả bạn có phải là khách hàng hay không. Tuy vậy, đến Nhật bạn cũng sẽ gặp những phiền phức nhất định như cách làm việc và giải quyết vòng vo, cách sống khép kín cùng những văn hoá khắt khe của Nhật, nhưng điều mình nhận ra là người Pháp hay người Nhật đều có lòng tự tôn dân tộc, sùng bái văn hoá của chính họ, điều này có thể khiến họ bước ngoài lề thế giới nhưng lại là điều cả thế giới bị hấp dẫn bởi họ.

Rõ ràng đến bất cứ đâu bạn cũng sẽ nhận ra những vấn đề do khác biệt ngôn ngữ, khác biệt văn hoá và chẳng dễ dàng gì để hoà nhập được với cuộc sống mới đấy nhưng nếu bạn cứ giữ mãi định kiến của chính mình thì cuộc sống sẽ mãi cô đơn, buồn chán và tệ hại mà thôi. Sống ở xã hội nào cũng vậy, nếu bạn không thể thích nghi để tiến lên thì bạn sẽ bị thụt lùi, bị đào thải, sống một cuộc đời tạm bợ ngoài lề với những điều tiêu cực không thoát ra được. Cô đơn trong xã hội văn minh là một nỗi cô đơn kinh khủng nhất của con người trong thời đại này.

Có đôi khi mình cũng tự hỏi chính mình về việc vì sao mình lại đến Nhật, ở Nhật có điều gì khiến mình thấy thích thú không nhưng rồi khi mình trở về Việt Nam và nhận ra mình đã nhớ Nhật rất nhiều, nhớ cả những điều khắt khe nhất mà mình từng rất ghét, lúc đó mình mới hiểu điều mà nhà thơ Chế Lan Viên đã viết trong “Tiếng hát con tàu”:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”.

- mocdieptu

Được tạo bởi Blogger.