7 bước quan trọng trong mọi quy trình bán hàng

 Theo tôi, bán hàng là cả một quy trình và ngược lại, quy trình bán hàng sẽ quyết định nhiều điều trước khi bạn chốt bất cứ một deal nào.

Dưới đây là bài viết tôi tổng hợp từ iSocial về. Mong mọi người sẽ có thêm những kiến thức tổng hợp hơn.



7 bước quan trọng trong mọi quy trình bán hàng

1. Nghiên cứu kĩ kế hoạch và chỉ tiêu

Đầu tiên bạn nên nghiên cứu kĩ càng kế hoạch kinh doanh để xác định rõ xem chỉ tiêu và khách hàng cần hướng đến là những đối tượng nào. Từ đó tiếp tục lập một kế hoạch nhỏ để thực hiện những mục tiêu trên. Ngoài ra bạn cũng nên chú trọng tới các vấn đề như thông tin sản phẩm và nhận hàng hóa, dịch vụ card visit, trang phục đến cả tâm lý bán hàng.

2. Tiến hành thăm dò ý kiến và sàng lọc khách hàng

Bước đầu tiên trong quá trình bán hàng là phát hiện ra các khách hàng triển vọng, xây dựng một danh sách khách hàng tiềm năng của mình, sàng lọc những khách hàng không đủ tiêu chuẩn. Bước này giúp nhân viên bán hàng tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, hình thành phong cách chuyên nghiệp, hiện đại. Nhân viên bán hàng có thể gọi điện thoại, gửi thư điện tử cho các khách hàng triển vọng trước khi quyết định hẹn gặp.

3. Tiếp cận sơ bộ hướng tới thiết lập cuộc hẹn

Nhân viên bán hàng cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về khách hàng triển vọng, đề ra mục tiêu của cuộc trao đổi và thuyết phục khách hàng. Nhân viên phải có chiến lược để tiếp cận đối với từng khách hàng cụ thể, vì vậy nên tìm hiểu những đặc điểm tính cách và nhu cầu chủ yếu của họ để nhắm trúng vào những điểm đó. Nếu bạn thành công trong việc gây ấn tượng đầu tiên tốt với khách hàng thì bạn đã thuyết phục được họ tới 50% và toàn bộ những bước còn lại của quy trình bán hàng sẽ trở nên dễ dàng. Nhân viên bán hàng cần biết cách chào hỏi người mua để có được bước mở đầu cho mối quan hệ sau này, bao gồm biểu hiện bề ngoài, những lời mở đầu và cách nhận xét trong câu chuyện.

4. Giới thiệu và trình bày

Đây là giai đoạn nhân viên bán hàng giới thiệu sản phẩm của mình với người mua để hướng họ theo trình tự (chú ý đến sản phẩm, quan tâm, mong muốn và cuối cùng là hành động mua), nhân viên bán hàng phải nhấn mạnh kỹ lưỡng những lợi ích của khách hàng và nêu lên những tính năng của sản phẩm đảm bảo được những lợi ích đó.

5. Thuyết phục khách hàng, xử lý thắc mắc và những ý kiến trái chiều

Bên cạnh những thắc mắc về tổng quan sản phẩm thì khách hàng hầu như bao giờ cũng đưa ra những ý kiến phản đối trong quá trình giới thiệu hay khi đề nghị đặt mua hàng, sự chống đối của họ có thể về mặt tâm lý hay logic. Phản ứng này của khách hàng là hoàn toàn tự nhiên và bình thường bởi ai cũng muốn lựa chọn cho mình sản phẩm tốt nhất, nhưng chính cách giải quyết, trả lời ý kiến của khách hàng lại xác định bạn có phải một người bán hàng giỏi hay không. Để xử lý những chống đối này, nhân viên bán hàng luôn phải giữ thái độ vui vẻ, đề nghị người mua làm rõ những ý kiến không tán thành, phủ nhận hợp lý giá trị những ý kiến phản đối,…

6. Thống nhất đơn hàng

Đây là giai đoạn nhân viên bán hàng phải cố gắng thống nhất đơn hàng, họ cần biết cách nhận ra những tín hiệu kết thúc đơn hàng ở người mua, bao gồm những cử chỉ, lời nói hay nhận xét và những câu hỏi, nhân viên bán hàng có thể đưa ra những tác nhân đặc biệt để kích thích người mua kết thúc đơn hàng. Đặc biệt là luôn sử dụng những câu hỏi mở khiến cho khách hàng khó từ chối hơn.

7. Chăm sóc khách hàng cũng thuộc quy trình bán hàng

Bước cuối cùng này là cần thiết bởi nó giúp củng cố chắc chắn hơn việc khách hàng sẽ hài lòng và tiếp tục quan hệ làm ăn, ngay sau khi kết thúc giao dịch nhân viên bán hàng cần hoàn tất mọi chi tiết cần thiết về thời gian giao hàng, điều kiện mua hàng, thường xuyên cập nhật thông tin để tránh tình trạng lãng quên, bỏ rơi khách hàng.

Làm nội dung quảng cáo Facebook qua 7 bước

 Xin chào các bạn sẽ và đang theo nghiệp viết lách kiếm sống, chào các bạn đang làm Content Marketing, đang làm quản lý. Hôm nay tôi xin được mạn phép chia sẻ 1 chủ đề khá là được nhiều bạn quan tâm hiện nay đó là “Trình tự/Quy Trình/Các bước làm nội dung quảng cáo Facebook như thế nào ?”.

Làm nội dung quảng cáo Facebook qua 7 bước

Dưới đây là những gợi ý khi bạn bắt đầu vào “sự nghiệp” này:

1. Mở rộng tâm trí


Làm content chỉ là viết quảng cáo và chạy ads.
Bạn phải nghĩ rằng khi làm nội dung thì đừng bó buộc mình trong 2 chữ content mà thôi. Bên cạnh đó tôi cũng mong các bạn loại bỏ những ý nghĩ sau:

  • Làm content chỉ là viết những bài SEO theo từ khóa, bài PR cho khách hàng vào có tin đọc
  • Làm content không chỉ viết và viết, không trau dồi kiến thức thì khó mà tiến xa hơn được

Trước khi bạn bắt đầu làm nội dung, bạn hãy dành ra 1 khoảng thời gian để xem mình có đam mê hay không, nhìn lại điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Điều này vô cùng quan trọng khi bạn tìm kiếm đồng đội, đừng cố làm siêu nhân ôm đồm tất cả mọi việc.

Khi đã thông suốt hết hãy chuyển qua bước tiếp theo nhé.

2. Tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ (sp/dv) của mình

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp thì bạn chắc khá rõ về đứa con của mình rồi. Ở trường hợp bạn là người được thuê về, hãy nhất quyết tìm hiểu thật kỹ sp/dv được giao. Những điều khác biệt THỰC SỰ, những đặc điểm, công dụng, tính năng, chi tiết nhất. Có 1 lưu ý nhỏ sự khác biệt không chỉ nằm ở sản phẩm mà còn nằm ở dịch vụ (chăm sóc, tư vấn), con người (nhân viên, chủ doanh nghiệp), hình ảnh.

3. Xác định mục tiêu rõ ràng

Sau khi đã tìm hiểu kỹ càng sp/dv, tiếp theo cần xác định mục tiêu của mình. Bạn làm content để làm cái gì ? Mục tiêu chính của bạn là gì ? Đó có thể là:

  • Tăng sự nhận biết thương hiệu
  • Tăng traffic cho website
  • Tăng lượng tương tác fanpage
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi
  • Giữ chân người đọc ở lại lâu hơn

    Lưu ý nhỏ: Mục tiêu của bạn phải nằm trong mục tiêu kinh doanh, mục tiêu truyền thông chung, phải mang tính tích cực.

4. Tìm hiểu về nhóm đối tượng khách hàng

Đây là bước vô cùng quan trọng, bạn cần phải xác định đối tượng tiềm năng thực sự của mình là ai, ngoài những thông tin bề nổi như nhân khẩu học. 3 yếu tố đặc biệt cần chú ý tìm hiểu kỹ đó là: hành vi online, thái độ và phong cách sống. Bạn tìm cho mình khoảng 50 insight có LIÊN QUAN đến sp/dv của mình, mà bạn có thể đáp ứng được cho họ.

5. Khảo sát và tìm kiếm ý tưởng

Sau khi đã biết rõ sp/dv và đối tượng khách hàng, bạn cần phải xem đối thủ của mình họ đang làm những gì. Những điều bạn nên quan tâm là: thông điệp họ đang dùng, chủ đề họ đang khai thác, hình thức họ đang thể hiện và insight họ đang nhắm tới.

6. Sáng tạo và thực thi ý tưởng

Đây là giai đoạn thú vị nhất, hãy chọn lọc lại những insight mà đối thủ chưa khai thác hoặc làm chưa tốt. Cách sáng tạo đơn giản nhất là bắt chước, bắt chước chứ không sao chép nhé. Cùng 1 insight họ thể hiện bằng clip thì mình sẽ làm bằng hình ảnh…Nhớ rằng muốn sáng tạo thì trước hết bạn phải biết làm những điều bình thường trước.

Có 1 điều sai lầm mà hầu hết các bạn mắc phải ở giai đoạn này là làm quá nhiều ý tưởng, ý tưởng không phù hợp với mục tiêu đặt ra ban đầu. Các bạn hay bị lẫn lộn giữa hình thức thể hiện và sáng tạo ý tưởng. Hãy chọn cho mình 1 đối tượng, 1 ý tưởng, 1 thông điệp chính. Cố gắng khai thác triệt để ý tưởng đó, làm 1 nội dung thật hay rồi hãy quảng bá nó. (còn nhớ quy luật 80/20 chứ).

Ví dụ đơn giản: Coca cola với thông điệp là share happiness, họ đã có 1 ý tưởng “cá nhân hóa sản phẩm” rất độc đáo. Với ý tưởng này họ đã thể hiện nó như in lên chai, lon, ứng dụng cho mọi người tự làm, viral clip…v.v…

7. Kiểm tra, đo lường & đánh giá

Hầu như bước này ai cũng bảo khó, thực chất nó khá dễ, vì sao ?. Chính vì bạn đã xác định được mục tiêu ngay từ đầu nên bạn sẽ biết, bạn cần đo những chỉ số nào ?

  • Tăng sự nhận biết thương hiệu (đo reach, view)
  • Tăng traffic cho website (phiên, lượt truy cập)
  • Tăng lượng tương tác fanpage (TAT)
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi (CTR)
  • Giữ chân người đọc ở lại lâu hơn (Time on site)

Trên đây là toàn bộ bảy bước khá cơ bản để bạn có thể hình dung khi bắt đầu làm content, ngoài những nội dung trên bạn có thể tìm hiểu thêm: các phương pháp kích hoạt sáng tạo, copywriting, tâm lý học hành vi…

Chúc bạn thành công !

7 chiến lược giúp làm việc tập trung

 

Qua một quá trình tìm hiểu, tôi nhận ra rằng để gia tăng, nâng cao hiệu suất công việc, có 4 thành tố mà chúng ta cần phải cải thiện, bao gồm:

  1. Năng lượng
  2. Sự tập trung
  3. Thời gian
  4. Phương pháp lao động

Thiếu mất đi một trong 4 điều này thì hiệu suất của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

  • Bạn có thể lên lịch làm việc rất chi tiết, nhưng nếu bạn không đủ năng lượng và sự tập trung để hoàn thành công việc trong khoảng thời gian mình định ra thì hiệu suất của bạn không thể cao được
  • Hoặc bạn có thể có năng lượng rất dồi dào, nhưng do không biết sắp xếp công việc của mình cũng như thiếu đi sự tập trung, bạn thậm chí sẽ bị rơi vào trường hợp tỏa năng lượng đi khắp nơi mà chẳng thu lại được lợi lộc gì
  • Hoặc cũng có thể bạn có khả năng tập trung vào một việc rất tốt, nhưng bạn không thể duy trì lâu dài được bởi vì thiếu đi nguồn năng lượng cần thiết cho điều đó
  • Bạn quản lý thời gian, sự tập trung và năng lượng rất tốt, nhưng nếu bạn không quan tâm đến cải tiến cách làm cùng một việc trong khoảng thời gian thì điều đó cũng làm hạn chế hiệu suất/công việc của bạn

Chính vì vậy gia tăng hiệu suất đồng nghĩa với việc quản lý thật tốt cả 4 thành tố trên. Thiếu vắng một trong số chúng đều sẽ có sự tác động rất lớn đến hiệu suất của bạn.


Trong kỉ nguyên số ngày nay, có một sự thật là mọi thứ xung quanh bạn chúng đều được thiết kế để thu hút sự chú ý của bạn. Facebook muốn bạn chú ý đến tình trạng của bạn bè xung quanh bạn. Smartphone muốn bạn chú ý đến mọi thông báo hiển thị trên màn hình. Các mẫu quảng cáo luôn muốn mời gọi bạn mua sản phẩm. Các trang mạng tin tức luôn giật các tít thật sốc để bạn click vào đọc. Dường như mọi thứ đang chống lại sự tập trung cho công việc của bạn.



Tôi xin chia sẻ tới các bạn 7 Chiến lược nâng cao hiệu suất làm việc, tập trung mà tôi đã trải nghiệm trong suốt 3 năm qua.

CL1: CHỌN RA 3 VIỆC QUAN TRỌNG NHẤT

Phương pháp này cực kì đơn giản, đó là: mỗi sáng thức dậy hoặc trước khi đi ngủ của tối ngày hôm trước, chọn ra 3 việc quan trọng nhất mà bạn muốn hoàn thành trong ngày và tập trung vào việc hoàn thành 3 việc này trước khi thực hiện những việc khác.

Chiến lược này mạng lại cho bạn tập trung đơn giản là vì nó khiến chúng ta tập trung vào những gì quan trọng nhất, hoàn thành chúng trước khi chúng ta làm những việc khác.

CL2: CHỈ TẬP TRUNG VÀO 1 VIỆC TẠI 1 THỜI ĐIỂM

Ngày trước, tôi được nghe câu chuyện kể về khả năng siêu việt của Napoleon, chuyện kể rằng, ông có 6 người trợ lý và một mình ông ngồi có thể phân việc cho 6 trợ lý của mình một cách liên tục, đọc các bảng tính cho cả 6 trợ lý làm luôn tay, người thứ nhất vừa xong tính toán xong cũng là lúc ông giao việc xong cho người thứ 6.

Lúc đó, tôi rất ngưỡng mộ một con người như vậy, Và luôn đặt câu hỏi cho mình: “Làm sao để có thể làm việc đa nhiệm (multi-task) như ông?”. Mặc dù đã cố thử rất nhiều lần những đều thất bại. Sau này, được chia sẻ và đọc sách mới biết 1 điều, chúng ta nên chỉ tập trung vào 1 việc duy nhất tại 1 thời điểm mà thôi. Nếu làm nhiều việc cùng một lúc, kết quả nhận được là chẳng việc nào ra hồn cả.

CL3: PHƯƠNG PHÁP POMODORO VÀ NHỊP ĐIỆU ULTRADIAN

Đây là phương pháp được nhắc rất nhiều trong các bài viết về hiệu suất làm việc. Về mặt cơ bản, rất đơn giản, chúng ta chỉ cần làm những việc sau:

  • Bạn chọn một công việc muốn hoàn thành
  • Đặt báo thức 25 phút
  • Tập trung hết sức để hoàn thành việc đó trong 25 phút mà không bị gián đoạn
  • Hết 25 phút, nghỉ 5 phút
  • Tiếp tục vòng lặp như vậy cho đến khi hoàn thành công việc
  • Mỗi 4 Pomodoro (25 x 4 = 100 phút) thì bạn nghỉ dài khoảng 20-30 phút

Lý do mà khiến Pomodoro hiệu quả đó là do phương thức làm việc làm-nghỉ-làm của nó. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, phương pháp này giúp tập trung hiệu quả hơn 16% hơn với làm việc liên tục. Đồng thời, quá trình nghỉ dài của Pomodoro cũng rất phù hợp với nhịp điệu sóng não của con người (Ultradian). Tức là quãng thời gian làm việc hiệu quả kéo dài (90-100 phút), sau đó là một đợt nghỉ giải lao ngắn (15-30 phút) thì có sự đồng bộ với chu kỳ năng lượng tự nhiên của con người, và nhờ đó cho phép chúng ta duy trì một mức độ tập trung và mức độ năng lượng cao xuyên suốt cả ngày.

Phương pháp này cực kì hiệu quả nếu các bạn áp dụng kết hợp với chiến lược 1 và 2 ở trên.

CL4: XÁC ĐỊNH VÀ LOẠI BỎ NHỮNG NGUỒN LÀM MÌNH MẤT TẬP TRUNG

Như tôi đã nói ở trên, thế giới này đang cố gắng tìm cách thu hút sự tập trung của bạn bằng cách làm cho bạn bị xao nhãng. Vậy thì cách tốt nhất để không bị xao nhãng đó là ngăn ngừa trước khi điều đó xảy ra. Sau đây là một số cách mà tôi đã áp dụng:

  • Tắt điện thoại, hoặc để trong cặp, hoặc để chế độ “do not disturb” (không làm phiền/im lặng) khi bạn đang làm một việc gì đó.
  • Kiểm tra email theo đợt. Nghĩa là bạn quy định số lần và thời gian mà bạn kiểm tra email trong ngày. Và bạn xử lý chúng theo từng đợt như vậy. Trong trường hợp của tôi là 3 đợt: 8h sáng, 11h30 trưa và 5h giờ chiều.
  • Inbox Zero. Mỗi ngày tôi đều cố gắng xử lý hộp mail của mình để nó luôn trở về 0. Điều này đảm bảo rằng tôi sẽ không phải suy nghĩ về email tồn đọng trong khi tôi đang xử lý các công việc khác.

CL5: VIẾT VIỆC MÌNH ĐANG SAO LÃNG RA VÀ QUAY LẠI CÔNG VIỆC CẦN TẬP TRUNG NGAY LẬP TỨC

Đây là phương pháp giúp lấy lại sự tập trung khi lúc não bộ của bạn bị xao nhãng đi một việc khác. Giả sử bạn đang tập trung vào một công việc nào đó, rồi bỗng nhiên não bộ bất chợt nảy sinh một luồng suy nghĩ nào đó, và chỉ một vài phút sau thì bạn đã bị nó dẫn dắt đến một nơi mà bạn không mong muốn. Bạn bất chợt giật mình và quay lại với công việc của mình, nhưng phải mất một lúc lâu sau bạn mới có thể lấy lại được sự tập trung như ban đầu.

Khi bạn viết ra là lúc bạn lấy lại vị thế làm chủ suy nghĩ của mình, ngay lúc ấy, hãy quay lại công việc cần tập trung ngay lập tức.

Bạn có thể viết: “Mình đang làm việc A thì có việc B xen ngang suy nghĩ của mình, bây giờ mình cần quay trở lại việc A ngay lập tức thôi

Đây là hành động rất nhỏ nhưng lại mang hiệu quả rất lớn đấy các bạn ạ. Try it!

CL6: SỬ DỤNG 2 CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG TƯ DUY

Một cách khác, giúp bạn xử lý tình trạng xao nhãng tâm trí đó là sử dụng 2 câu hỏi:

  • Mình đang ở trạng thái cảm xúc gì ấy nhỉ?
  • Mình đang làm gì ý nhỉ?

Giả sử bạn đang mải lướt facebok hoặc bị thu hút bởi liên tục vài video trên Youtube, quên mất công việc cần phải. Nếu bạn tự hỏi mình “Mình đang làm gì ý nhỉ?”. Tự nhiên bạn bừng tỉnh và sẽ nhớ ra công việc bạn cần hoàn thành. Hãy sử dụng 2 câu hỏi này, cứ cách 5-10 phút hỏi chính mình.

Nếu có bị mất tập trung, bạn sẽ chỉ mất 5-10p xao nhãng, chứ không phải là 1-2h lướt fb mà không hay thời gian đang trôi nữa.

CL7: THIỀN

Đây là phương pháp cuối cùng và khó luyện tập nhất, nhưng nó sẽ mang lại cho bạn lợi ích lâu dài nhất. Bởi vì căn bản của thiền đó là sự quan sát hơi thở và quan sát suy nghĩ của mình. Giúp mình nhận thức được mình đang làm gì, đang nghĩ gì và có khả năng điều khiển hành động của mình. Viết về thiền thì một bài viết là không đủ. Vì vậy, nếu bạn muốn luyện tập chính xác và hiệu quả, hãy tìm đến một người thầy đủ kiến thức và hướng dẫn bạn


Trên đây là đúc kết của tôi trong thời gian học và làm việc. Nếu các bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ cho đồng nghiệp và bạn bè của mình cùng tăng hiệu suất làm việc nên nhé.

7 bí quyết Call To Action trong Facebook Ads

 Call To Action ( CTA – Kêu gọi hành động ) trong Facebook Ad (tại sidebar) là dòng chữ “Tiêu đề” (title) màu xanh hiển thị trên đầu của Quảng cáo. Dòng chữ này có một ảnh hưởng vô cùng lớn tới quyết định click xem quảng cáo của người dùng.

Có rất nhiều quảng cáo đã thành công nhờ thông điệp từ CTA nhưng cũng rất nhiều quảng cáo gây mất điểm cũng chính vì CTA.



Hãy thực hiện 7 điều sau nếu bạn muốn có những CTA hiệu quả cho chiến dịch Facebook Ad thành công.

1. Thêm từ ngữ mời gọi hành động (Action word)

Từ ngữ tại CTA phải khuyến khích hành động, ngắn gọn và tác động trực tiếp vào tâm lý của người dùng.

2. CTA ngắn gọn, xúc tích có trọng điểm

Đừng viết CTA quá dài, quá rườm rà, hãy chú ý đánh chính xác vào trong điểm.

3. Hãy nhắc đến lợi ích, đừng chỉ nói về sản phẩm

Khác với Google Adwords, Facebook ad là một quảng cáo không nhắm luôn đến chính xác đối tượng của sản phẩm nhờ những từ khóa trên công cụ tìm kiếm, mà nó sẽ được nhiều người xem, sau đó chính người xem mới là người chắt lọc những thông tin về sản phẩm từ Facebook Ad. Chính vì vậy CTA của Facebook Ad phải mang đến thông điệp gây “kích thích” cho người xem. Thay vì nói trực tiếp về sản phẩm, hãy nói ra lợi ích của sản phẩm đó bởi con người ai cũng thích việc có lợi cho mình.

4. Sử dụng câu hỏi

Câu hỏi luôn có 2 điểm mạnh:

  • Câu hỏi nó đã ẩn chứa một ngữ điệu nội tại lôi kéo sự quan tâm của con người hơn các dạng câu khác.
  • Chính con người cũng luôn tự đặt câu hỏi khi họ gặp vấn đề cần giải quyết.

Vì vậy hãy sử dụng các CTA dạng như:

  • Có phải bạn đang muốn chinh phục nàng?
  • Có phải bạn đang muốn gây ấn tượng vào ngày Valentine?

5. Sử dụng các các từ phủ định mạnh

Các từ mang nghĩa phủ định mạnh như “đừng”, “kinh khủng”,… thật sự rất gây ấn tượng với người đọc. Tâm lý học cho thấy con người luôn có tự tin là có khả năng tự chủ và luôn bảo vệ ý kiến của mình. Chính vì vậy trong một số trường hợp nếu ta khéo léo dùng từ ngữ phủ định mạnh có khi lại “đóng đinh” được thông điệp vào tâm trí người dùng. Chẳng thế mà các phim một thời gắn mác:”Đừng xem nếu bạn không đủ 18 tuổi” lại cháy vé một cách hết sức nhanh chóng.

6. Đối với News Feed Ad thì hãy giữ CTA xúc tích và mạch lạc

Đừng bao giờ dài dòng, vì không ai có nhiều thời gian để đọc hết những gì bạn viết cho dù News Feed của Facebook có cho bạn tha hồ viết đi nữa. Hãy nhớ là luôn viết những gì xúc tích và mạch lạc nhất có thể!

7. Các cụm từ “Nhạy cảm”

“Miễn phí” , “Giảm giá”, “tặng ngay” có sức mạnh ghê gớm trong Facebook AD đó. Đừng quên nhé.

5 bí quyết tối ưu quảng cáo giúp bạn tăng từ 2-3 lần doanh số

Huyền thoại quảng cáo David Ogilvy đã nói rằng: “Hãy nhớ rằng khi quảng cáo bạn đang chi 80% ngân sách cho tiêu đề.” Nếu tiêu đề và ảnh bạn chưa tốt, tức là bạn đang lãng phí 80% tiền của mình.

Khi lướt web hoặc đọc báo, điều đầu tiên khách hàng chú ý đó là ảnh quảng cáo và tiêu đề. Nếu nó không lôi cuốn thì họ sẽ lướt qua không thương tiếc. Khách hàng không đọc quảng cáo thì bạn không bán được hàng!

Bạn sẽ không thể gây sự chú ý với những kiểu tiêu đề và ảnh mạng kiểu mô típ thường thấy hiện nay.

Ví dụ như:

“Hàng mới về, shop giới thiệu sản phẩm XYZ”

“Xả hàng, giảm giá cực sốc, giá rẻ nhất thị trường,…”

“Sản phẩm XYZ tốt nhất thị trường,..”


Ấy vậy mà còn rất nhiều quảng cáo còn không cả có tiêu đề bài viết! Bài viết này sẽ tiết lộ 5 bí quyết giúp bạn tăng doanh số của mình 2-3 lần khi tối ưu lại quảng cáo của bạn. Đây là một số bí quyết về Facebook Marketing nhất định, có thể đúng/sai nhưng nó là đúc kết.


5 bí quyết tối ưu quảng cáo giúp bạn tăng từ 2-3 lần doanh số

1. Thế nào là một bức ảnh quảng cáo tốt?

Một bức ảnh tốt cần khơi dậy trí tò mò của độc giả, khiến họ nhìn qua rồi thắc mắc: “Có chuyện gì vậy nhỉ?“.

Sau đó, họ sẽ đọc nội dung để tìm hiểu và mắc phải bẫy bạn đặt ra.

Một bức ảnh càng nhiều sức gợi, càng nhiều người đọc quảng cáo và bạn càng bán được nhiều hàng. Điều này trái ngược với những bức ảnh tinh tế, bố cục đẹp mắt, chuẩn thiết kế. Các bức ảnh như vậy thường không bán được hàng.

Quảng cáo không nhất thiết cần giống quảng cáo, nếu quảng cáo của bạn giống một bài báo được chia sẻ, nó sẽ thu hút nhiều hơn 50% độc giả so với bình thường.

Báo chí có cách viết và minh họa khác biệt so với quảng cáo, tuy nhiên người đọc lại tin tưởng báo chí hơn. Nếu bạn làm được như vậy, doanh số sẽ tăng vọt.

Theo nghiên cứu, những bức ảnh được người ta chú ý nhất theo thứ tự là: Ảnh trẻ em, ảnh mặt người, ảnh động vật và cuối cùng là phong cảnh.


2. Bí quyết để viết tiêu đề tốt

Một tiêu đề tốt cần phải cụ thể. Tính cụ thể thể hiện trong những con số hay thời gian rõ ràng: bao nhiêu ngày, tốn bao nhiêu tiền, bao nhiêu loại,…

Một tiêu đề cụ thể sẽ được tin tưởng hơn, người ta sẽ chú ý hơn và khả năng đọc nội dung càng cao hơn.

Ví dụ:

Tiêu đề 1: Giảm cân nhanh chóng với sản phẩm X, tốt nhất tại Mỹ.

Tiêu đề 2: Bí quyết giảm 5 kg sau 2 tháng với X, sản phẩm được bình chọn số 1 tại Mỹ.

Bạn thấy tiêu đề nào hấp dẫn hơn?

Điều thứ 2 là bạn cần hứa hẹn một lợi ích nào đó cho khách hàng ở tiêu đề. Có rất nhiều lợi ích như: Trẻ hơn, đẹp hơn, tiện lợi, nhanh hơn,…. Đó là lý do tại sao những từ như mới, miễn phí luôn hiệu quả trong tiêu đề quảng cáo.

Nếu có thể hãy sử dụng những cụm từ sau đây, bạn sẽ thấy ngạc nhiên về doanh số của mình:

“Làm thế nào để, đột nhiên, ngay bây giờ, tuyên bố, giới thiệu, đây rồi, mới, ấn tượng, cách mạng, cải tiến, sửng sốt, nhanh, dễ dàng, muốn, thách thức, khuyên dùng, nhanh chân lên, cơ hội cuối cùng“.

Một số từ ngữ chỉ cảm xúc như yêu dấu, sợ hãi, tự hào, bạn bè, bé yêu, anh yêu,.. cũng rất hiệu quả.


3. Làm thế nào để thuyết phục khách hàng khi họ đọc quảng cáo?

Bạn có tiêu đề và ảnh quảng cáo tốt, tuyệt vời! Giờ là lúc khách hàng của bạn đọc quảng cáo.

Nếu bài quảng cáo của bạn hấp dẫn ngay từ đoạn đầu, khách hàng sẽ đọc tiếp, khi đó bạn mới có cơ hội bán hàng. Với đoạn mở đầu, bạn hãy nêu bật các lợi ích của sản phẩm.

Điều tất cả mọi độc giả đều muốn biết trước nhất chính là sản phẩm này làm được gì cho họ. Nếu bạn không trình bày rõ ràng được điều này, khách hàng sẽ chẳng có lý do gì để mua hàng của bạn.

Đây là phần cần chú ý trau chuốt nhất trong một mẩu quảng cáo, bạn càng kể được nhiều lợi ích theo nhiều cách khác nhau, khách hàng càng thấy sản phẩm của bạn có giá trị cao hơn, và muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm của bạn. Ngoài ra điều này cũng làm cho khách hàng dễ thuyết phục hơn, nhất là về giá cả sản phẩm.

Hãy hứa, hứa hẹn thật nhiều, vì đó chính là linh hồn của quảng cáo.


4. Chứng minh

Một nguyên tắc trong quảng cáo là ” The more you tell, the more you sell”. Bạn càng có nhiều bằng chứng, khách hàng càng tin tưởng bạn thì khả năng bán hàng của bạn càng cao.

Nếu bạn chỉ đăng ảnh sản phẩm, cùng với một vài lời mời chào như hầu hết các mẫu quảng cáo hiện nay thì khách hàng sẽ chỉ hỏi những câu thăm dò như:

“Có cam kết gì không hay chỉ là quảng cáo thôi?”

“Giá bao nhiêu?”

Khi khách hàng hỏi bâng quơ như vậy, khả năng chốt sale của bạn sẽ rất thấp, lãng phí tiền bạc của bạn.

Hãy kể cụ thể, chi tiết và kể tất cả những thông tin hay tính năng sản phẩm mà bạn có. Để làm được điều này bạn cần nghiên cứu rất kĩ về sản phẩm, thành phần và cả đối thủ của bạn.

Hãy nhớ rằng những công ty bán hàng lớn nhất thế giới như WALLMART hay SEAR vẫn bán hàng tỉ đô la hàng hóa bằng cách trưng thông tin sản phẩm trên quảng cáo đó sao?


5. Thuyết phục người đọc tận dụng lợi ích sản phẩm và kêu gọi hành động

Một người bạn thân của tỷ phú Henry Ford từng bất chợt hỏi ông: “Henry, sao anh chẳng bao giờ mua ủng hộ tôi vài cái bulon nhỉ?“

Ford trả lời: “Anh bạn thân mến của tôi, anh có bao giờ hỏi tôi đâu mà tôi mua?“

Có rất nhiều mẩu quảng cáo đọc hay nhưng đoạn kết thì kêu gọi quá yếu, nó giống như người bán hàng ăn nói có duyên nhưng không biết chốt SALE.

Khi khách hàng đã bị thuyết phục và tin tưởng bạn. Bạn cần làm nổi bật lợi ích của sản phẩm mạnh mẽ hơn so với những bước trước đó. Bạn tóm tắt toàn bộ câu chuyện bán hàng, nhắc nhở người đọc. Điều này sẽ khiến cho khách hàng dễ dàng bị thuyết phục hơn khi bạn kêu gọi mua hàng.

Hầu hết phần kết quảng cáo thường yêu cầu khách hàng mua hàng thẳng thừng. Tuy vậy, nó vẫn chưa đủ thuyết phục để chốt Sale, kết bài dạng này hiệu quả thường không cao.

Phần kết quảng cáo tốt thường đề xuất độc giả thực hiện một hành động nào đó như củng cố mối quan hệ giữa người mua và người bán, một số thì gặt hái nhiều phản hồi bằng tư vấn miễn phí, mẫu dùng thử, hay món quà, giảm giá,…

Có nhiều kĩ thuật viết phần chốt này, bạn có thể học được từ ngay những người bán hàng chuyên nghiệp và áp dụng vào bài quảng cáo của mình.

Làm thế nào để cải thiện quảng cáo hiện tại của bạn và tăng doanh số ngay lập tức từ 2,3 lần trở lên?

Khả năng bán hàng của một quảng cáo tốt và một quảng cáo thông thường khó có thể đánh giá trước mà phải qua kiểm tra thực tế. Doanh số có thể khác biệt nhau từ 20-30% đến 2,3 lần hoặc có thể 20, 30 lần.


Để làm điều đó, tôi có 2 lời khuyên với bạn:

1. Hãy học tất cả những kĩ thuật viết lách, viết báo. Nếu bạn đã có nền tảng làm sale như bán bảo hiểm, nhà đất thì đó là lợi thế của bạn. Kết hợp 2 điều này bạn sẽ tạo ra những quảng cáo sát thủ.

2. Hãy nghiên cứu kĩ về sản phẩm, đối thủ. Sau mỗi chiến dịch hãy tổng kết lại những kinh nghiệm và tối ưu lại các kĩ thuật của bạn. Tất nhiên điều này cần nhiều thời gian.

INBOUND MARKETING, THU LEAD, TRAFFIC 0Đ ADS VÀ TỐI ƯU HIỆU QUẢ EMAIL MARKETING.

 __________________________________

Vừa qua mình có dịp được tham gia buổi webinar của Anh Nguyễn Phú Quý - CEO TriggerM Automation cũng khá hay nên có recap sơ sơ lại muốn share cho mọi người đọc, đặc biệt anh chị em nào đang làm trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến B2B rất bổ ích ạ
PHẦN 1: TÌM HIỂU VỀ INBOUND MARKETING
1/ INBOUND MARKETING LÀ GÌ?
Inbound Marketing là chiến lược Marketing được thực hiện dựa trên việc tạo ra các giá trị hữu ích cho người dùng, nhằm mục đích giúp họ chủ động tìm đến sản phẩm của doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tiếp cận, nuôi dưỡng, tăng tỷ lệ chuyển đổi trên các khách hàng này.

🔥INBOUND MARKETING LÀM 2 CÔNG VIỆC:

Sản xuất nội dung xuyên suốt hành trình khách hàng để chuyển đổi từ giai đoạn lạnh sang giai đoạn ấm rồi sang nóng theo điểm chạm, trên nhiều điểm chạm
Sản xuất ra các thính mồi để thu hút khách hàng mới.
2/ SO SÁNH GIỮA INBOUND MARKETING VÀ CONTENT MARKETING

ĐIỂM GIỐNG:

Dùng cùng một phương pháp tiếp cận dựa trên nội dung hữu ích để cung cấp giá trị cho người dùng, biến những đối tượng độc giả đó thành khách hàng tiềm năng của mình

ĐIỂM KHÁC:

  • Inbound MKT đa kênh hơn (Content MKT, Web, Social Media, PPS…) nhưng lại tập trung hơn vào chân dung người mua cụ thể
  • Content MKT thường tập trung vào nhóm đối tượng độc giả rộng hơn và nhiều định dạng nội dung (Blogs, Video, Ebook, Email newsletters…)
3/ LÀM THẾ NÀO ĐỂ SẢN XUẤT NỘI DUNG XUYÊN SUỐT HÀNH TRÌNH KHÁCH HÀNG?
Trước hết chúng ta phải nắm được hành trình khách hàng trong inbound marketing hoặc một hành trình khách hàng điển hình nó sẽ như thế nào.

🔥THEO PHỄU NỘI DUNG CHIA LÀM 3 PHẦN:

  • TOFU: Nội dung nhằm mục đích khiến khách hàng nhận biết vấn đề và giải pháp của họ
  • MOFU: Cung cấp thông tin để cho khách hàng đánh giá nhằm chuyển khách hàng từ trên đầu phễu thành khách hàng tiềm năng của mình
  • BOFU: Nhóm nội dung quan trọng vì là điểm chạm trực tiếp với khách hàng nóng (khách hàng trực tiếp đưa ra quyết định mua) chúng ta phải đưa ra những nội dung khẳng định cho khách hàng thấy đây là sự lựa chọn phù hợp nhất
(Hình minh họa bên dưới)
Lưu ý: Nếu chúng ta chưa có nhiều nguồn lực các bạn nên tập trung xây dựng nội dung cuối phễu trước như: Demo, customer story, phản hồi khách hàng, kết quả học viên, buổi hội thảo, tư vấn chia sẻ… sau đó chúng ta phát triển lên các phần phía trên của phễu để tăng nhận biết của khách hàng.
PHẦN 2: QUY TRÌNH ỨNG DỤNG INBOUND MARKETING: THU HÚT KHÁCH LẠ → NUÔI DƯỠNG KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG → LAN TỎA


🔥PHỄU LỌC BẰNG HỆ THỐNG AUTOMATION

Để dễ hình dung ace xem hình minh họa bên dưới: Từ các kênh như facebook, instagram, youtube,… thì chúng ta sẽ có những traffic đổ về thính và nội dung đã tạo (inbound marketing là tạo nội dung và tạo thính sau đó đi rải, phát hành nội dung ở các kênh), tiếp theo chúng ta sẽ có phân ra 2 dạng nhóm data:
  • Data định danh: là những khách hàng họ để lại thông tin, chúng ta sẽ phân loại và nuôi dưỡng nhóm này qua hệ thống marketing automation (kịch bản, flow..) nhóm khách hàng sẽ được chấm điểm, phân loại…thành nhóm khách hàng lạnh ấm, nóng có nhu cầu hay không có nhu cầu và nhóm nào điểm cao, tiềm năng nhất sẽ được đẩy qua CRM
  • Data không định danh (Họ vào website, fanpage nhưng không để lại thông tin): Đối với nhóm khách hàng này chúng ta có thể retargeting hoặc remarketing lại để tăng tỷ lệ chuyển đổi



🔥MỘT SỐ LOẠI THÍNH:

  • Thính dạng ebook: Sẽ có giá trị với khách hàng, họ sẽ để lại thông tin và download về
  • Thính dạng nội dung: Những nội dung dài, hữu ích thì sẽ mang rất nhiều traffic

🔥HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG QUY TRÌNH INBOUND MARKETING

Hành trình chuyển đổi từ người dùng có nhu cầu thành khách hàng được thực hiện một cách tự nguyện, không bị làm phiền bằng những thông tin spam. Inbound Marketing sẽ tiếp cận vào từng giai đoạn mua hàng của người dùng. Vậy để xây dựng quy trình inbound Marketing có thể tiếp cận customer journey gồm các bước nào?


Bước 1: Lập content plan hút khách
Để bắt đầu xây dựng quy trình Inbound Marketing bước đầu tiên chúng ta cần lập ra được bảng kế hoạch content thật chi tiết về ý tưởng nội dung, format, kênh quảng bá dự định, KPI…
Bước 2: Làm thính mồi
Có 3 dạng thính mồi:

(1) DOWNLOAD: CÁC MỒI THÍNH ĐỂ KHÁCH HÀNG TẢI VỀ DÙNG NHƯ TẢI DỮ LIỆU, TÀI LIỆU HỮU ÍCH

Học viên sẽ được hướng dẫn từng bước tạo content bao gồm các định dạng dưới. Landing page để khách điền và hệ thống Email confirm hoàn toàn tự độnG.
Loại 1: Có liên quan nhiều đến sản phẩm
Thính mồi là Catalog thông tin tổng hợp hữu ích về nỗi đau, lợi ích của khách hàng → Liên quan đến giải pháp sẽ liệt kê
  • Đưa 5-10 trang thông tin hữu ích để giải quyết vấn đề
  • Đưa ra danh sách sản phẩm để giải quyết
  • Kêu gọi hành động vào Freemium, Gifts, mua hàng
Ví dụ: Cẩm nang checklist 72 tuyệt kỹ bán hàng online mùa Covid
Loại 2: Gián tiếp liên quan, hoặc liên quan ít
  • Group trao đổi mua bán hàng tết
  • Group tài liệu nghe tốt tiếng anh
Ví dụ case study: 2177 files, 322 folders về quản trị
  • Tổng hợp lên google Drive, chia làm nhiều ngành nghề
  • Chụp màn hình
  • Đặt link vào phễu (nhiều nơi trong bài)
  • Viết CTA FOMO và chia sẻ

(2) FREEMIUM: KHÁCH HÀNG ĐƯỢC DÙNG THỬ MIỄN PHÍ HÀNG XỊN

Khi thu hút khách hàng, chúng ta nên tạo ra một sản phẩm Phễu để cho khách hàng dùng thử miễn phí – Sau khi dùng quen mới thu tiền
Ví dụ:
  • Cộng đồng OFFB trên facebook: 850k members, được quyền post như Admin
  • Tham gia cộng đồng (group Zalo): Nguồn hàng bán buôn – Chỉ dành cho 500 Elite chủ bán buôn xịn và 500 nhà phân phối nói chuyện với nhau

FREE + PREMIUM:

  • Tham gia thành viên có phí – Nhưng được FREE một thời điểm nào đó
  • Tham gia cộng đồng lớn – Được quyền hơn member
  • Tham gia cộng đồng chuyên sâu hẹp (của bạn) – Được quyền hơn member

BÍ QUYẾT TĂNG MEMS VÀO PHỄU FREEMIUM

  • Tạo tên Group độc nhất, liên quan đến sản phẩm
  • Chia sẻ tầm 20 bài viết mồi hấp dẫn
  • Đi seeding các bài viết mồi trong group sang các group khác hay profile FB khác
  • Công bố nhờ bạn bè công bố dùm sự ra đời của cộng đồng để có ngay 5000 member trong 1 tuần
  • ….vv



(3) GIFTS: QUÀ TẶNG CÓ GIÁ TRỊ HAY CHƠI MAY MẮN

Ví dụ: Tặng 40% học bổng khóa học Marketing 0VNĐ – Học viên chỉ cần link bên dưới để chơi game, từ đó chúng ta sẽ lấy được thông tin của khách hàng để lại
Bước 3: Thu hút khách lạ trên các kênh
Sau khi mà chúng ta đã tạo thính và nội dung, cần thông qua một số kênh có khả năng thu hút traffic khách lạ một lượng rất lớn như: Google Marketing, Facebook Marketing, Youtube Marketing, Events Marketing...
Bước 4: Khai thác Lead
Sau khi mà thu hút được lead, có các dữ liệu của lead rồi, chúng ta phải bắt đầu khai thác và nuôi dưỡng lead ngay lập tức, chúng ta phải chấm điểm, phân loại khách hàng tiềm năng để có những chiến lược nội dung khác nhau. Xây dựng kịch bản email marketing hữu hiệu là một trong những việc quan trọng đầu tiên của quá trình khai thác lead
Được tạo bởi Blogger.